KHẢO SÁT CÁC DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC, CƠ SỞ SẢN XUẤT TIẾN ĐẾN ĐẨY MẠNH XÚC TIẾN TÌM ĐẦU RA CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN CỦA TỈNH
Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại năm 2020, nhằm rà soát, đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tìm đầu ra cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh (chủ yếu là sản phẩm nông sản, cây ăn trái); từng bước xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tổ chức đoàn khảo sát một số doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất tại các huyện, thị, thành để nắm rõ hơn tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các địa phương.

Responsive image
 

 

Đoàn đã gặp và làm việc với đại diện lãnh đạo của các đơn vị như HTX Nông nghiệp Khánh An, HTX Nông nghiệp Long Bình, HTX NN CNC DH Farm (An Phú); HTX trái cây GAP Chợ Mới, HTX SX GAP Bình Phước Xuân (Chợ Mới); HTX Nông nghiệp An Bình, CSSX Kinh doanh Thanh Nam, CSSX Kinh doanh Bảo Trang (Thoại Sơn); HTX Nông nghiệp Lợi Phát, THT nhãn xuồng Khánh Hòa (Châu Phú); HTX Nông nghiệp Tân Tiến, HTX DV Nông nghiệp Bến Bà Tri, Công ty CP XNK Xanh Việt (Tri Tôn); HTX nếp Phú Thạnh (Phú Tân).
Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, đặc biệt do ảnh hưởng của dịch covid 19 trong nước và trên thế giới với những diễn biến phức tạp không chỉ đe dọa sức khỏe và tính mạng của người dân mà còn tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kênh thị trường trong nước chưa được quan tâm đẩy mạnh, chưa kết nối đưa hàng vào các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng; thị trường xuất khẩu chưa ổn định, chưa đảm bảo an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn nước nhập khẩu, đồng thời chưa có thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa các cơ sở và doanh nghiệp chưa được chặt chẽ và thiếu bền vững.

Do đó, trong thời gian tới Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất tham gia các sự kiện, hội chợ, hội nghị kết nối giao thương để tìm kiếm khách hàng, đối tác trong và ngoài nước tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu khác ngoài thị trường Trung Quốc; chủ động tìm kiếm đối tác có năng lực bao tiêu và đảm nhiệm logistic từ vùng nguyên liệu đến thị trường mục tiêu; mời gọi các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sau thu hoạch và chế biến (kho lạnh, nhà máy chế biến…); hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện truyền thông.

Về phía các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất cần chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường; tăng cường các giải pháp tiêu thụ nội địa, chủ động tham gia vào Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang (OCOP_AG), đưa nông sản vào hệ thống các chuỗi siêu thị, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng cung ứng sản phẩm nông sản, vận động người dân tăng cường tiêu thụ nông sản của nông dân trong tỉnh. Quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm, sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGap, Global Gap để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu vào một số thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 

Phương Uyên

 

Tin liên quan