Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại khu vực Trung Đông
Trung Đông là một trong những khu vực thị trường triển vọng của hàng hóa Việt Nam trong những năm gần đây. Với tổng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này năm 2015 đạt 9,2 tỉ USD, 6 tháng đầu năm 2016 đạt 4,5 tỉ USD. Trong số 16 nước thuộc khu vực Trung Đông, 5 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam lớn nhất là: Các tiểu vương quốc Ả rập (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, Ix-ra-en và Ai Cập.

 
 

Trung Đông – theo định nghĩa của Liên Hợp quốc (UN) là vùng lãnh thổ rộng lớn vắt ngang lục địa Á – Phi, gồm chủ yếu các quốc gia thuộc vùng Tây Á và một số nước khu vực Bắc Phi. Đối với Việt Nam, theo chia vùng của Bộ Ngoại giao, khu vực Trung Đông gồm 16 quốc gia sau: A-rập Xê-út, Ai cập, Ba-ren, Ca-ta, Các tiểu vương quốc Ả rập, Cô-oét, Gioóc-đa-ni, I-ran, I-rắc,  Ix-ra-en, Li-băng, Pa-le-xtin, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri, Y-ê-men, Ô-man. 

Việt Nam hiện đang xuất khẩu hàng hóa sang hầu hết các thị trường trong khu vực này, ngoại trừ Pa-le-xtin. Trong đó, 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là: Các tiểu vương quốc Ả rập (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, Ix-ra-en và Ai Cập.

Nhìn chung, ngoài hai nhóm mặt hàng xuất khẩu chính là Điện thoại di động & linh kiện và Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện chủ yếu thuộc về khối doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản và công nghiệp nhẹ sang khu vực thị trường này. Với đặc trưng của khu vực là đa số dân theo đạo Hồi, các quốc gia thuộc khu vực này thường có nhu cầu lớn với hàng thủy sản, các loại gia vị, hạt, sữa. Trung Đông cũng là thị trường dễ tính, dễ tiếp cận, không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả, mẫu mã và sở thích phù hợp, nhất là đối với các mặt hàng như giày dép, quần áo.

Mặc dù khu vực Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu cao, nhưng một số vấn đề về bất ổn chính trị, các rào cản thương mại cũng gây ra những khó khăn nhất định cho doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần cảnh giác với những thương vụ quá hấp dẫn nhưng rủi ro về thanh toán cao để tránh gặp gian lận thương mại. Ngoài ra, trong hợp đồng cần có những điều khoản rõ ràng, chi tiết về những điều khoản xử lý tranh chấp.

Hiện nay, tại 5 thị trường lớn nhất khu vực Trung Đông đều có Thương Vụ Việt Nam đóng tại địa bàn. Các doanh nghiệp quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu để xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường này có thể liên hệ các Thương Vụ theo địa chỉ sau :

1. Thương vụ Việt Nam tại Dubai, UAE

Tham tán Thương mại: Ông Phạm Trung Nghĩa

Địa chỉ: No. 404, Al Ain Center (Computer Plaza), Al Mankhool Road, Bur Dubai, Dubai, UAE.

P.O.Box: 72342, Dubai, UAE

Điện thoại: (+971) 4359 7350; Fax: (+971) 4359 7351

Email: ae@moit.gov.vn; vntrade@emirates.net.ae

2. Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tham tán Thương mại: Ông Lê Phú Cường

Địa chỉ:  Hattat Halim Sok., No. 6, Daire 3, Gayrettepe, Besiktas, Istanbul, Turkey

Điện thoại: (+90) 212 267 3668; Fax: (+90) 212 267 4988

Email: tr@moit.gov.vn

3.  Thương vụ Việt Nam tại A-rập Xê-út

Bí thư thứ Hai, Phụ trách Thương vụ: Ông Nguyễn Quốc Hải

Địa chỉ: Villa 23, Al-Dhiyafah Street, Al-Nuzha District, Riyadh, Kingdom of Saudi Arabia;

P.O.Box 7822 Riyadh 14211-2518

Điện thoại: +966 1456 9756; Fax: + 966 1454 8844

Email: hainq@moit.gov.vn; nguyenquochai@yahoo.com

4. Thương vụ Việt Nam tại I-xra-en

Tham tán Thương mại: Ông Nguyễn Việt Hải

Địa chỉ: 72 HEH BIYAR STREET, 5th floor - apartment 10, TEL AVIV - ISRAEL

Điện thoại: +972-77-4252072

Email: il@moit.gov.vn

5. Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập

Tham tán Thương mại: Ông Phạm Thế Cường

Địa chỉ: GF, 23 Mohamed El Ghazali str, Dokki, Giza, Cairo, Egypt

Điện thoại: 002-0233366598

Fax:002-0237485721

Email : eg@moit.gov.vn

Theo VietnamExport

nt