TRANH TÀI CHẾ BIẾN MÓN ĂN ĐẠT KỶ LỤC CH U Á TẠI AN GIANG
Sắp tới đây, ngày 17/11/2023, trong khuôn khổ “Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023”, Các đầu bếp đến từ các vùng miền sẽ Hội tụ về An Giang tranh tài các món ăn đặc sản của tỉnh đã được công nhận kỷ lục Châu Á. Đó là Hội thi ẩm thực chủ đề Hương vị đặc sắc An Giang với 02 món ăn: Gỏi sầu đâu được công nhận Kỷ lục Châu Á năm 2022 và Cơm tấm Long Xuyên được công nhận Kỷ lục Châu Á năm 2023.

Responsive image
 

Gỏi sầu đâu:

 

Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Sầu đâu trở thành loại thức ăn quen thuộc của người An Giang từ bao đời nay. Lá sầu đâu trộn gỏi cùng với thịt ba rọi, tôm luộc, khô nướng, dưa leo, rau thơm...Điểm nhấn của món ăn là chén nước mắm me được làm kẹo kẹo, ngọt ngọt, chua chua. Vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng hậu ngọt của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác chính là hương vị đặc sắc của Gỏi sầu đâu.

 

Cơm tấm Long Xuyên:

 

Responsive image
 

Cơm tấm Long Xuyên được coi như một nét đặc trưng trong ẩm thực miền Tây và cực kỳ nổi tiếng. Nguyên liệu dùng để nấu món cơm tấm Long Xuyên phải là hạt tấm mẳn, có kích thước bằng 1/3 so với thông thường, nấu chín vừa tới, canh lửa, thêm nước để đạt được độ tơi xốp. Thịt nạc khìa chung với trứng vịt cho thấm đều gia vị, áo lớp vỏ ngoài màu điều, sau đó xắt sợi mỏng cộng với bì. Cơm tấm Long Xuyên thường ăn kèm với dưa chua, dưa leo,… Nét độc đáo nhất của món ăn này chính là chén nước mắm ăn cùng. Mỗi quán ăn sẽ có bí quyết pha nước mắm riêng kết hợp với những nguyên liệu chính hình thành nên hương vị đặc sắc của Cơm tấm Long Xuyên.

B.P

-------------------

 

💥Sự kiện sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh An Giang đồng hành cùng người tiêu dùng lần thứ II năm 2023

⏰ Thời gian: Từ 7g30 sáng đến 21g tối mỗi ngày (bắt đầu từ ngày 16 đến ngày 19/11/2023)

🎯 Địa điểm: Phố đi bộ Hai Bà Trưng và Nguyễn Huệ, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, An Giang.