Để cá tra phát triển bền vững
Với sản lượng nuôi cá tra đạt trên 1,12 triệu tấn (năm 2016), chiếm 31% tổng sản lượng nuôi trồng của thủy sản Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD, nhưng ngành nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu luôn trong tình trạng bấp bênh trong những năm gần đây. Đặc biệt khi đạo luật Farm Bill có hiệu lực vào đầu tháng 8, thì ngành cá tra sẽ làm gì để vượt qua khó khăn này, buổi Hội thảo Tiếp cận thị trường và rà soát kế hoạch phát triển Xuất khẩu cho ngành cá tra Việt Nam, tại Cần Thơ vừa qua.

Responsive image
 

Sản lượng thủy sản thế giới

Tổng sản lượng sản xuất thủy sản thế giới 2015 là 168,3 triệu tấn, trong đó khai thác 90,6 triệu tấn, nuôi trồng 78,0 triệu tấn. Thương mại chiếm khối lượng 59,7 triệu tấn, đạt giá trị xuất khẩu 144,5 tỷ USD, tiêu thụ thực phẩm thủy sản là 20,1kg/người. Khai thác hải sản toàn cầu đang vượt 2,5 lần so với mức cung cấp ổn định của đại đương, sẽ chẳn bao lâu nữa sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản nếu chúng ta đối xử với đại dương theo cách của người thợ săn mà không phải là người nông dân. Vì thế nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và đến năm 2006 sản lượng nuôi trồng thủy sản đã bằng với sản lượng khai thác. Năm 2012 Việt Nam có sản lượng thủy nuôi trồng thủy sản trên 3 triệu tấn, thuộc TOP 3 của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Dự báo đến năm 2030 tiêu thụ thủy sản toàn cầu là 151 triệu tấn, trong đó đánh bắt là 58 triệu tấn, nuôi trồng 93 triệu tấn. Trong đó 15 thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Trung Quốc, EU, Mỹ, Nhật, Indonesia, Ấn Độ… sẽ chiếm 80% nhu cầu thủy sản của toàn cầu. Bình quân 17,85kg/người/năm, giá các loại cá sẽ tăng 50% so năm 2010.

10 nước nhập khẩu thủy sản nhiều nhất là: Nhật (17,9 tỷ USD), Mỹ (17,5 tỷ USD), Trung Quốc (7 tỷ USD), Tây Ban Nha(6,4 tỷ), Pháp (6 tỷ USD), Ý(5,5 tỷ USD)… Chỉ 15 thị trường đã chiếm 80% nhu cầu thủy sản toàn cầu.

Việt Nam có giá trị xuất khẩu thủy sản trên 6,2 tỷ USD, thuộc TOP 4 thế giới, sau Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan.

Về Cá Tra Việt Nam

20 năm trước lá loài cá rất bình thường có giá trị thấp, được dùng làm thực ăn cho người nghèo ĐBSCL, ngày nay Cá Tra là một hiện tượng đặt biệt  của ngành thủy sản Việt Nam và thế giới, với sản lượng tăng nhanh 1,3 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD.

Năm 2016, cá tra là sản phẩn thủy sản nuôi trồng lớn nhất chiếm 31% tổng sản lượng cá nuôi Việt Nam. Nhiều trang trại áp dụng tiêu chuẩn BAP, Global GAP, ASC…  đã có hơn 100 nhà máy chế biến phile đông lạnh cá tra, tất cả các nhà máy đạt chuẩn quốc gia bao gồm GMP, SSOP, HACCP, hầu hết các nhà máy được cấp code xuất sang EU, tổng công suất thiết kế đạt 2,4 triệu tấn nguyên liệu.

Nhưng ngày càng nhiệu trang trại treo ao, chất lượng cá giống ngày càng thấp, hiệu quả nuôi và toàn chuỗi sản xuất bi co hẹp. Nghề nuôi cá thiếu vốn, mất cân bằng cung cầu do không quản lí được sản lượng. Hệ số sử dụng công suất ngày càng giảm năm 2012 dưới 50%. Tỉ lệ sản phẩm GTGT đạt dưới 1%, thấp nhất trong nhóm sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hệ thống chế biến phụ phẩm công nghệ củ, xử lý nước thải của các nhà máy chế biến quá tải.

Các thách thức của ngành cá tra hiện nay: Cạnh tranh và xu hướng giảm giá trên thị trường quốc tế; các quy định ngày càng chặt về ATTP; vụ kiện bán phá giá và đạo luật Farm Bill; tính minh bạch về chất lượng sản phẩm; thiếu kênh phân phối cho sản phẩm cá tra; xây dựng và quảng bá hình ảnh và thương hiệu quốc gia.

Về thị trường cá tra cần khắc phục các điểm yếu sau: Thiếu cơ chế kiểm soát chất lượng; chất lượng các giống suy giảm nghiệm trọng; cạnh tranh nội bộ về giá, thiếu minh bạch chất lượng; bán chủ yếu qua thương lái trung gian; không có thương hiệu quốc gia cho ngành hàng; đơn điệu của sản phẩm giá thấp.

Giải pháp để cá tra phát triển bền vững

1. Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng cá giống, nguồn gốc ca tra bố mẹ cần đầu tư để thu thập và nuôi dưỡng lâu dài đàn cá bố mẹ thông qua các trung tâm cá tra bố mẹ quốc gia, nuôi cô lập các quần đàn cá tra bố mẹ thuần chủng. Các trại cá tra đạt chuẩn mới được bán giống, chỉ bán giống đạt chuẩn để thả nuôi, có nhích sách hỗ trợ các cơ sở ươm giống công nghệ hiện đại.

2. Kiểm soát tổng sản lượng nuôi bằng hạn ngạch, cần áp dung cơ chế xác định phân bổ và kiểm soát hạn ngạch sản lượng cá nuôi hàng năm.

3. Đầu mối dịch vụ xuất khẩu cá tra chuyên nghiệp áp dung nguyên lý 1 người bán vạn người mua , thí điểm đầu mối dịch vụ xuất khẩu cá tra sang EU đảm  nhiệm các khâu: dịch vụ đại lý, vận chuyển, logistics, kho ngoại quan, bán đấu giá điện tử, phân phối đến tay khách hàng và dịch vụ đại lý thanh toán.

4. Hãy để thị trường quyết định giá: sàn đầu giá tại EU, Cá tra bán qua sàn đấu giá điện tử đây là công cụ hữu hiệu để kiểm soát khối lượng, minh bạch về chất lượng và nguồn gốc xuất xư, đó là cơ chế công khai để người mua yên tâm; quy định là những công ty đã ký quỹ mới tham gia đấu giá, thông tin đầy đủ về từng lo hàng..

5. Thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại EU; Lập quỹ phát triển xuất khẩu cá tra.

6. Đầu tư phát triển các sản phẩm công nghệ cao.

[Mr. John  đề ra kế hoạch phát triển xuất khẩu, khôi phục hình ảnh cá tra trên thị trường thế giới]

Thị trường EHP thế giới ước tính khoảng 163 tỷ USD (2014) gồm các lĩnh vực sau: Công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp 45 tỷ USD, dược phẩm 26,8 tỷ USD, Enzyme và các chế phẩm sinh học 21 tỷ USD, nguyên liệu cho công nghệ sinh học 30 tỷ USD và hóa mỹ phẩm 40 tỷ USD. Theo xu thế phát triển ngày càng rộng lớn cả về lĩnh vực và mức độ sử dụng trong từng lĩnh vực của tương lai.

Dự báo tiêu thụ thủy sản thế giới đến năm 2030 bình quân đầu người là 17,85 kg thấp hơn năm 2020, nhưng tổng sản nuôi chiếm 62% so với 42% năm 2010, các loài cá nuôi có thể tăng lên 50%. Giá trị xuất khẩu thủy sản toàn cầu 144,5 tỷ USD nhưng thị trường EHP thế giới ước tính khoảng 163 tỷ USD. Vậy sản phẩm cá tra sẽ có nhiều cạnh tranh bất lợi nếu chúng ta không đầu tư sản phẩm công nghệ cao, mà nguồn nguyên liệu thủy sản giá rẻ cá tra là ứng viên tuyệt vời cho EHP./.

nt