An Giang tham dự Diễn đàn "Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long".
Chiều ngày 10/6 tại Thành phố Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long".

Responsive image
 

Tham dự Diễn đàn có sự tham gia của: Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội; Ông Nguyễn Tường Văn - Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Ông Trần Việt Trường - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ; Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lãnh đạo các tỉnh khu vực ĐBSCL; đại biểu đại diện các Bộ, ngành, ngân hàng và đông đảo các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự.

Tỉnh An Giang có sự tham gia của Ông Lê Trung Hiếu - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư; cùng đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tham dự và trưng bày, giới thiệu đến đại biểu về các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của An Giang.

Theo số liệu báo cáo, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, chiếm 18% GDP toàn quốc với hơn 19,6 triệu dân. Là cửa ngõ quan trọng trong hành lang kinh tế phía Nam và tiểu vùng sông Mêkong. Đồng bằng sông Cửu Long luôn có tỷ lệ đô thị hóa cao của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước 1,3 đến 1,5 lần. Cùng với đó, hạ tầng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng liên tục được đầu tư mạnh mẽ. Sở hữu tiềm năng du lịch, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bất động sản, logicstic, công nghiệp...nếu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, thì khu vực sẽ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, gắn kết với liên kết vùng miền.

Nội dung chính Diễn đàn với 04 chuyên đề chính gồm: (1) Thực trạng phát triển Hạ tầng kỹ thuật và kinh tế Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (2) Tiềm năng, cơ hội; (3)Thách thức phát triển (4) Động lực mới phát triển Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. 

Tại Diễn đàn, đã nêu lên những thách thức, bất cập trong phát triển kinh tế, ở các lĩnh vực như du lịch, hạ tầng đô thị, bất động sản, năng lượng, giao thông chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Các ý kiến trao đổi, thảo luận, tham luận tại Diễn đàn sẽ góp phần quan trọng để Bộ Xây dựng và các Bộ ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách cho phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cải thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách Vùng hiện có trong thời gian tới.

Thời gian qua, tỉnh An Giang cũng đã tập trung nguồn vốn đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nhất là thuỷ lợi, tạo ra được một mạng lưới kênh mương chằng chịt trong tỉnh để phục vụ sản xuất nông nghiệp; đồng thời cũng tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất và kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thương mại, dịch vụ, du lịch…đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế biên giới Tịnh Biên, Khánh Bình, Vĩnh Xương; đầu tư phát triển hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư phát triển đô thị,… Với mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá trong vùng; Kinh tế phát triển năng động, hài hòa và bền vững; Là trung tâm sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; Là đầu mối giao thương, hợp tác quốc tế với Campuchia và các nước khu vực ASEAN; Là trung tâm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái của vùng… 

Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 

Phương Uyên

Tin liên quan