An Giang - Định hướng phát triển thị trường nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch
Trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long - liên kết cùng phát triển - Đồng Tháp 2022", chiều ngày 28/4/2022 tại Hội trường Bông Sen tỉnh Đồng Tháp, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo "Định hướng phát triển thị trường nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Responsive image
 

Hội thảo do Ông Ngô Trường Sơn -  Chánh Văn phòng - Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và  Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp và TS. Lê Hoàng Dũng - Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì. Đến tham dự Hội thảo có hơn 140 đại biểu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Nghệ An...) và các Công ty lữ hành, các hợp tác xã, doanh nghiệp.

Về phía tỉnh An Giang, Ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Ông Phạm Thái Bình - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Hộ kinh doanh Hùng Hạnh chủ thể phấn đấu hình thành điểm du lịch cộng đồng trong chương trình OCOP. Đến nay, cả nước đã có 7.463 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên của 4.061 chủ thể OCOP, trong đó nhóm sảm phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch chỉ có 66 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên.

An Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có nhiều lễ hội, di tích lịch sử -văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận cấp tỉnh, cấp quốc gia và nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể được Chính phủ công nhận, tiêu biểu là Lễ hội Vía Bà Chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc), Hội đua bò Bảy Núi (Tri Tôn) hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Nguồn thu từ hoạt động du lịch tăng trưởng, đưa ngành du lịch là một trong hai mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh. Đây chính là cơ sở, tiền đề thuận lợi cho việc xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch, hình thành các điểm du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP. Theo Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 03/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: định hướng đến năm 2030, An Giang dự kiến phát triển thêm ít nhất 20 sản phẩm nhằm nâng tổng số sản phẩm OCOP của Đề án là 30 sản phẩm thuộc 4 nhóm (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng; trọng tâm của đề án là phát triển các đặc sản, sản phẩm 

 

Responsive image
 
Responsive image
 

Ngọc Giàu - Trọng Nghĩa