Thông tin nông nghiệp An Giang
Phần I. Giới thiệu về nông nghiệp An Giang

I. Vị thế ngành nông nghiệp

- Là tỉnh nằm đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nước ngọt dồi dào nên thuận lợi phát triển nông nghiệp. Sản lượng lúa An Giang trên 4 triệu tấn, đứng hàng đầu cả nước. Với tổng diện tích sản xuất trên 250 ngàn ha chiếm 70% diện tích tự nhiên.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó cơ cấu ngành gồm Chăn nuôi chiếm 81,3%, trồng trọt chiếm 6,4% và dịch vụ nông nghiệp 12,3%.

II. Cơ sở hạ tầng

- Cơ sở hạ tầng thủy lợi được xây dựng khá hoàn chỉnh phục vụ chủ yếu cho trồng lúa, hoa màu. Ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng chỉ đáp ứng 50 - 60%. Đầu tư cho phát triển nông nghiệp và công trình kết cấu hạ tầng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp chưa được nhiều, chưa đáng kể. Kinh tế hợp tác phát triển rất chậm chưa so yêu cầu sản xuất lớn. Kinh tế trang trại còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Giao thông thủy: Có 02 nhánh sông Sông Tiền và sông Hậu, cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, ngoài cung cấp nước còn rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa đường thủy.  

- Giao thông bộ: Có Quốc lộ 91 (khởi đầu từ Quốc lộ 1 - TP.Cần Thơ -> TP.Long Xuyên -> Tp. Châu Đốc và đi thẳng ra các Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên. Hệ thống giao thông đường tỉnh và nông thôn thông suốt, thuận tiện cho đi lại và vận chuyển hàng hóa.

III. Tình hình kinh tế của tỉnh

1. Chỉ tiêu chủ yếu

Chỉ tiêu chủ yếu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2015

Năm 2020

1. Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

10,17

6,50

6,5-7,0

2. GRDP bình quân đầu người

USD

1.315

1.767

2.718

3. Cơ cấu kinh tế

 

 

 

 

Nông nghiệp

%

33,74

25,98

19,7

Công nghiệp - xây dựng

%

12,16

13,38

21,0

Dịch vụ

%

54,10

60,64

59,3

4. Tổng kim ngạch xuất khẩu

triệu USD

830

1.050

1.400

5. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

tỷ đồng

50.068

73.610

6. Dân Số

triệu người

2,15

2,16

2,18

7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

38

50

65

2. Một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

STT

Sản phẩm

Quy mô, sản lượng, vùng sản xuất - thị trường

1

Lúa gạo

 

 

 

 

Sản xuất

625 ngàn ha

4-4,2 triệu tấn

Toàn tỉnh

 

Chế biến

 

1,9 triệu tấn/năm

 

 

Xuất khẩu

570 -600  ngàn tấn

280 - 300 triệu USD

Nhiều nước trên thế giới

2

Thủy sản

 

 

 

 

Nuôi trồng

 

 

 

 

 Cá tra

2.800 ha

300 tấn

Toàn tỉnh

 

 Tôm càng xanh

1.125 ha

4.000 tấn

Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn

 

Chế biến cá

17 doanh nghiệp/23 nhà máy

400 ngàn tấn/năm

 

 

Xuất khẩu

150 ngàn Tấn

340-420 triệu USD

EU, Mỹ, Châu Á

3

Rau màu

 

 

 

 

Sản xuất

 

 

 

 

Bắp

9591 ha

77.514 tấn

An Phú, Tân Châu, Châu Phú

 

Khoai cao

2078 ha

54.236 tấn

Chợ Mới, An Phú, Châu Phú

 

Đậu phộng (lạc)

982 ha

3.170 tấn

Tri Tôn, Tịnh Biên

 

Mè (vừng)

1876 ha

2.244 tấn

Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới, Châu Phú, Long Xuyên

 

Bắp thu trái non (nguyên liệu xuất khẩu)

8.418 ha

115.596 tấn

Chợ Mới, Tri tôn, Tịnh Biên

 

Rau  các loại

37632 ha

863.955 tấn

Chợ Mới, Châu Phú, An Phú, Tân Châu, ...

 

Ớt

5197 ha

74.343 tấn

Phú Tân, Chợ Mới, Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, An Phú

 

Dưa hấu

2106 ha

44.116 tán

Châu Phú, Châu Đốc

 

Nấm các loại

127 ha

1322 tấn

Toàn tỉnh

 

Tiêu thụ

 

> 1 triệu tấn

Nội địa là chủ yếu

3. Tiềm năng thế mạnh nông nghiệp của tỉnh

a) Lúa gạo:

Diện tích canh tác trên 250 ngàn ha, sản xuất 3 vụ với hệ số sử dụng đất là 2,43 lần. Vụ Thu Đông (vụ 3) chủ yếu ở các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Thành, ... Giống lúa có trên 35 loại trong đó, giống chất lượng cao chiếm 70 - 80%. Mô hình cánh đồng lớn đang được trồng 22 ngàn ha và phát huy hiệu quả, nhân rộng để tiến tới sản xuất lớn. Cơ giới hóa nông nghiệp trong các khâu làm đất, tưới tiêu, thu hoạch trên 60% diện tích.

+ Thương mại lúa gạo: Tỉnh có 16 doanh nghiệp xuất khẩu. Mỗi năm các doanh nghiệp xuất khẩu gần 600 ngàn tấn gạo. Hiện sản phẩm gạo đã có mặt và tạo uy tín tại các thị trường lớn trên thế giới. Sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay là: gạo thơm, gạo trắng, gạo lức, gạo đồ, tấm, nếp, ...

Tuy nhiên, gạo xuất khẩu của tỉnh chủ yếu là gạo tẻ thường, chưa có thương hiệu nên giá bán (giá xuất khẩu) thường thấp. Cần tập trung số lượng giống để nâng chất lượng sản phẩm, tổ chức lại sản xuất - tiêu thụ nhằm nâng giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường.

Các sản phẩm phụ từ lúa như rơm, trấu, cám được sử dụng cho sản xuất truyền thống, chưa được đầu tư tạo ra sản phẩm có giá trị thương mại cao.

b) Thủy sản

Sản lượng nuôi trên 300 ngàn tấn/năm gồm các loại cá tra, ba sa, lóc, rô, rô phi, tôm càng xanh, lươn, ... Hình thức nuôi chủ yếu là ao hầm, lồng bè. Có gần 50% diện tích nuôi đạt tiêu chuẩn GlobGap, ASC, ...

 Có khoảng trên 90% sản lượng nuôi được đưa vào chế biến để xuất khẩu. Tỉnh có 17 doanh nghiệp với 23 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với tổng công suất thiết kế lên đến 400.000 tấn/năm, trong đó tổng công suất chế biến hàng giá trị gia tăng là 5.000 tấn. Cơ sở chế biến có khoảng 100 cơ sở chế biến khô các loại, với công suất tiêu thụ nguyên liệu thô trung bình chừng 30.000 tấn/năm

Sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hàng năm xuất khoảng 220 ngàn tấn. Thị trường xuất khẩu truyền thống gồm EU (Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ...) và châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia...). Thị trường mở rộng, giàu tiềm năng như Trung Quốc, Nga, Ukraine, Cộng hòa Czech, Úc, các nước khối Ả Rập. Sản phẩm (cá tra, cá basa) xuất khẩu thường rất đa dạng, như cá nguyên con, cá cắt khúc, chạo cá, bong bóng cá, bao tử cá… nhưng chiếm chủ yếu là dạng cá philê đông lạnh.

Tỷ lệ phi lê cá chiếm khoảng 30 - 35% trọng lượng (còn lại 70 – 65% là phế phẩm như xương, da, thịt vụn, nội tạng, mỡ…); trong khi đó, hai thị trường nhập khẩu lớn là EU và Mỹ, dạng phi lê thường có giá rẻ. Do vậy, cần phát triển ngành nghề chế biến sâu từ cá tra (như chế biến da, xương, bột cá, mỡ…) để tăng giá trị gia tăng, góp phần giải quyết lượng phế phẩm.

Mặt khác khó khăn hiện nay là tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ. Hiệu quả sản xuất của người nuôi thấp. Chất lượng sản phẩm thấp, Việc đảm bảo an toàn thực phẩm và mã hóa truy xuất nguồn gốc có nhiều khó khăn,

c) Rau màu

Diện tích trồng rau dưa các loại tăng hàng năm và đến nay đạt gần 38 ngàn ha, sản lượng thu hoạch trên 900 ngàn tấn; Tập trung chủ yếu ở Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành. Và các loại đậu đậu xanh, đậu nành rau, đậu bắp và một số đậu thực phẩm khác. Mô hình sản xuất rau an toàn đang được triển khai thực hiện trên 20 với diện tích 500 m2 - 1.000 m2 /nhà lưới.

Trên địa bàn có 01 Doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu với sản lượng trên 15 ngàn tấn/năm. Các mặt hàng đóng hộp và đông lạnh như bắp non, khóm, trái cây, nấm rơm; đậu nành rau, xả, ớt, chanh, đậu bắp, ... Thị trường tiêu thụ EU, Mỹ, Canadan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, ...

d) Chăn nuôi

Các loại gia súc gia cầm chủ yếu như: trâu, bò, heo, gà, vịt. Hình thức sản xuất còn phân tán chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Sản phẩm tiêu thụ chủ là nội địa.

e) Cây dược liệu

                - Trong thời gian qua, một số loài cây dược liệu được trồng như: Xuyên tâm liên, Đinh lăng, nghệ, Ngũ gia bì .... phục vụ hoạt động điều chế thuốc trị bệnh gia truyền cho người và sử dụng trong điều trị bệnh cho gia súc, nhưng mang tính nhỏ lẻ, chưa mang tính sản xuất hàng hóa. Việc gây trồng, thu hoạch còn manh mún, mang tính tự phát, Nhà nước chưa có cơ chế chính sách đồng bộ và phù hợp để đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực gây trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong tỉnh.

             - Năm 2011 đến nay, việc phát triển cây dược liệu mới bắt đầu triển khai dưới dạng thí điểm trên hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Đây là chương trình hợp tác với Domexco Đồng Tháp gây trồng như: Gấc, Chùm ngây, Nghệ, Trinh nữ hoàng cung, Bạc hà, Xuyên tâm liên, Đinh Lăng, Râu mèo, Hoắc hương … Nhưng thực tế đang gây trồng thăm dò, diện tích gây trồng chưa đạt đến 50 ha. Công ty CP Dược phẩm Hậu Giang đang đầu tư trồng 50 ha cây dược liệu tại huyện Tri Tôn.

                - Quy hoạch và phát triển các vùng gây trồng và khai thác bền vững cây dược liệu tại huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên. Tổng diện tích quy hoạch ổn định cho vùng nguyên liệu gây trồng cây dược liệu xen dưới tán rừng là 5.000 ha, trong đó giai đoạn 1, đến năm 2020 khoảng 2.000 ha và đến năm 2030 mở rộng thêm 3.000 ha.

                + Huyện Tịnh Biên: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha. Địa điểm tại Cụm núi đất thuộc xã An Phú, Cụm núi Phú Cường, Cụm núi Dài nhỏ, Núi Cấm, Núi Bà đội Om. Ưu tiên phát triển trồng 09 loài: Đinh lăng, Nghệ vàng, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà thủ ô đỏ, Sa Nhân tím; Bồ công anh; Cà gai leo và một số loài khác, phụ thuộc vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.

+ Huyện Tri Tôn: năm 2020 là 1.000 ha, đến năm 2030 là 2.500 ha. Địa điểm Núi Dài, Núi Tượng, Núi Cô Tô, Cụm núi Ba thê, núi Sập Ưu tiên phát triển trồng 16 loài: Trầm hương, Đinh lăng, Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Nghệ xà cừ, Ba kích, Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Xuyên tâm liên, Thổ phục linh, Sa nhân tím, Quế, Cà gai leo và một số loài khác, phụ thuộc vào đơn đặt hàng gây trồng của đối tác.

IV. Quan điểm dịnh hướng phát triển

                1. Quan điểm

                Phát triển nông nghiệp An Giang hướng tới nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; chuyển mạnh phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu.

                Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy cơ chế thị trường, đáp ứng yêu cầu thị trường; kết hợp ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu.

                Phát huy các lợi thế tiểu vùng sinh thái (vùng đầu nguồn, vùng cù lao, vùng bảy núi) để hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (lúa chất lượng cao, lúa nếp, bắp lai, rau màu, hoa cây cảnh, cây dược liệu, cây ăn trái, thủy sản, ...) gắn với hệ thống phân phối và tiêu thụ.

                Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong quá trình tái cơ cấu ngành; đẩy mạnh hợp tác phát triển công tư và cơ chế đồng quản lý; phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng

                2. Thu hút đầu tư và danh mục dự án

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp thuộc các lĩnh vực như: Trồng hoa, trồng rau màu an toàn trong nhà lưới,    nhà màng; Sản xuất cây giống, con giống quy mô công nghiệp; Chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp; Nuôi thâm canh và siêu thâm canh      thủy sản; Sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp; Sản xuất giống và sản phẩm từ cây dược liệu; Sản xuất giống và sản phẩm từ    nấm ăn, nấm dược liệu; Sản xuất nhiên liệu, vật liệu mới từ phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp, thủy sản và từ sinh khối

- Phát triển toàn diện hệ thống doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp      ứng dụng công nghệ cao theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.

            - Danh mục Dự án kêu gọi đầu tư tổng cộng 58 dự án với tổng mức đầu tư dự kiến là 5.818 tỷ đồng bao gồm các lĩnh vực: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (1 dự án); Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm (7 dự án); cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung (4 dự án); cơ sở chế biến, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản (37 dự án);  chợ đầu mối (4 dự án); hệ thống cấp nước đô thị (5 dự án).

Phần II. Chính sách ưu đãi

I. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang

           Theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND tỉnh An Giang Về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang.

           (Đính kèm Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND)

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

1. Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang

             Số 16C Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, Tp. Long xuyên - An Giang - Việt Nam

             Điện thoại: 076 3 854070; Fax:  076 3 852037

             Website: www.angiang.gov.vn

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Số 03 Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: 076 3 852913;   Fax: 076 3 853380

Email: sokhdt@angiang.gov.vn

Website: www.sokehoachdt.angiang.gov.vn

3. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư

             Số 2A Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, An Giang

             Điện thoại: 076 3 945001; Fax:  076 3 945002

             Email: ttxttmdldt@angiang.gov.vn

             Website: www.atpic.angiang.gov.vn

4. Sở Công Thương

Số 10 Lê Triệu Kiết, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: 076 3 952638;  Fax : 076 3 952694

Email: socongthuongag@vnn.vn

Website: www.socongthuong.angiang.gov.vn

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Số 07 Lê triệu Kiết, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 076 3 852164; Fax:  076 3 856705

Email: sonnptnt@angiang.gov.vn

Website: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/

6. Sở Khoa học và công nghệ

Số 5/2 Ngô Quyền, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, An Giang

Điện thoại: 076 3 852212; Fax:  076 3 854598

Email: sokhcn@angiang.gov.vn

Website: www.sokhcn.angiang.gov.vn

7. Ban Quản lý Khu kinh tế

Số 45 Nguyễn Văn Cưng, phường Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: 076 6281323;  Fax: 076 3943623

Email: banqlkkt@angiang.gov.vn

Website: www.khukinhteangiang.com

8. Sở Giao thông - Vận tải

Số 01 Lý Thường Kiệt, phường Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Điện thoại: 076 3831174;  Fax: 076 3831057

Email: sogtvt@angiang.gov.vn

Website: www.sogtvt.angiang.gov.vn

9. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

Stt

Cơ quan, đơn vị

Điện thoại

cố định

Số Fax

Địa chỉ Email

1

UBND TP. Long Xuyên

0763 841310

0763 843137

longxuyen@angiang.gov.vn

2

UBND TP. Châu Đốc

0763 869530

0763 866211

chaudoc@angiang.gov.vn

3

UBND TX. Tân Châu

0763 530188

0763 532708

tanchau@angiang.gov.vn

4

UBND H. Phú Tân

0763 827312

0763 827227

phutan@angiang.gov.vn

5

UBND H. Tri Tôn

0763 874022

0763 874022

triton@angiang.gov.vn

6

UBND H. Tịnh Biên

0763 740399

0763 875365

tinhbien@angiang.gov.vn

7

UBND H. Chợ Mới

0763 883217

0763 883217

chomoi@angiang.gov.vn

8

UBND H. Thoại Sơn

0763 879593

0763 710667

thoaison@angiang.gov.vn

9

UBND H. Châu Phú

0763 688314

0763 688635

chauphu@angiang.gov.vn

10

UBND H. Châu Thành

0763 650808

0763 650042

chauthanh@angiang.gov.vn

11

UBND H. An Phú

0763 826702

0763 826693

anphu@angiang.gov.vn

 

Bá Đăng