An Giang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch
Vừa qua, UBND tỉnh An Giang xây dựng và ban hành chương trình hành động số 59/Ctr-UBND ngày 13/02/2017 về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025.

Responsive image
Chùa Phật Lớn - Thiên Cấm Sơn

 

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, Chương trình đề ra mục tiêu về đóng góp của ngành trong GRDP đến năm 2020 là 8,8% và đến năm 2020 là 15,3%; về số lượng khách đến năm 2020 đón trên 10 triệu lượt khách và đến năm 2025 đón gần 13 triệu lượt khách; ...

Chương trình đề ra 7 nhiệm vụ:  (1) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ và đường thủy); (2) Thu hút đầu tư nhanh vào lĩnh vực xây dựng nhà hàng, khách sạn (đạt chuẩn từ 4 sao trở lên), trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, khu vui chơi, giải trí; (3) Đầu tư, nâng cấp chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan (4) Nâng cấp, tu bổ, bảo tồn các công trình văn hóa tiêu biểu, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia; (5) Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông hiện đại trong phát triển du lịch; (6) Ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch của tỉnh, các phầm mềm quản lý, ứng dụng; (7) Đẩy mạnh thu hút đầu tư tại các khu, điểm du lịch được qui hoạch của tỉnh, chủ yếu tập trung vào 4 khu trọng điểm, có lợi thế cạnh tranh cao trong vùng: Khu Du lịch Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc), Khu Du lịch Núi Cấm - rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên), Khu du lịch Mỹ Hòa Hưng - cồn Phó Ba (TP. Long Xuyên) và Khu di tích Văn hóa Óc Eo - Ba Thê (Thoại Sơn).

Cùng với 6 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp về thuê tư vấn nước ngoài xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển du lịch tỉnh An Giang; (2) Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng giao thông; (3) Nhóm giải pháp về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông; (4) Nhóm giải pháp kêu gọi đầu tư hạ tầng dịch vụ; (5) Nhóm giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch (6) Nhóm giải pháp về môi trường và đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu, điểm du lịch.

Năm 2016, An Giang đã đón 6,5 triệu lượt khách, trong đó có hơn 70.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch năm 2016 đạt 3.200 tỷ đồng; Đóng góp 3,6% GRDP của tỉnh.

Với Chương trình này, huy vọng rằng Du lịch An Giang sẽ được tập trung đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh, đưa du lịch An Giang lên tầm cao mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Hòa Thuận