Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc 5 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 805,9 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 11,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc.

Xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang th5i trường Hà Quốc tăng mạnh trong năm nay nhờ vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản, rau quả.  Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường này tăng 20,6% đạt 313,7 triệu USD. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tăng 20,6%, đạt 46,5 triệu USD.

Mỗi năm Hàn Quốc chi khoảng 33 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng nông, thủy sản nên còn rất nhiều cơ hội cho nông sản Việt xuất khẩu vào th5i trường này. Hiện một số mặt hàng thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc như tôm, cá tra, Cùng với đó, 5 loại quả của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này bao gồm: dừa, dứa, thanh long, xoài, chuối. Tuy nhiên, thị phần nông sản của Việt Nam tại Hàn Quốc còn rất thấp. Hàng Việt Nam chiếm khoảng 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc trong năm 2017.

Bên cạnh các mặt hàng hoa quả tươi nhiệt đới, người tiêu dùng Hàn Quốc rất ưa chuộng sản phẩm nông sản đã qua chế biến của Việt Nam.

Ngoài ra, một trong những lợi thế hiện nay là nhiều công ty Hàn Quốc chuyên nhập khẩu hàng Trung Quốc và Mỹ muốn chuyển sang mua hàng Việt Nam nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường để giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa thời gian gần đây, các mặt hàng Trung Quốc uy tín đã bị giảm sút đáng kể do các vấn đề liên quan đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sản phẩm thủy sản tươi sống và chế biến trên thị trường Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng về khối lượng 1,26% từ năm 2017-2020. Mức tăng trưởng này liên quan đến sự thay đổi về nhân khẩu học, số lượng những gia đình chỉ có một hoặc hai người tăng lên. Quy mô nhỏ hơn của các gia đình cũng khiến cho nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên đối với các sản phẩm dễ dàng chuẩn bị nấu và ăn liền. Thêm vào đó số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động tăng lên cũng như đời sống ngày càng bận rộn của những gia đình có hai nguồn thu nhập, cũng dẫn đến sự tăng trưởng mạnh của các sản phẩm chế biến.

Hàn Quốc vốn được xem là thị trường khó tính vì có những quy định chặt chẽ về điều kiện đối với nông sản nhập khẩu. Thị trường Hàn Quốc  đặt ra những chỉ tiêu  chất lượng rất cao. Đây là thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; bổi đây là nhưng doanh nghiệp khó khăn về vốn, công nghệ và cả con người.

Riêng về mặt hàng nông sản đã qua chế biến khi vào thị trường Hàn Quốc phải qua công đoạn kiểm dịch rất ngặt nghèo vì vậy, doanh nghiệp cần theo dõi và năm bắt cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể thuận lợi xuất hàng, tránh bị trả lại, gây mất uy tín và tốn chi phí.

Có nhiều lý do khiến nông sản Việt khó xuất khẩu được sang thị trường Hàn Quốc, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề chất lượng, quy trình bào quản nông sản Việt còn chưa tốt.

Việc nhập khẩu sản phẩm tươi khá nhạy cảm ở Hàn Quốc vì họ chỉ chấp nhận sản phẩm bảo quản qua xử lý nhiệt chứ không chiếu xạ như một số thị trường . Trong khi đó Việt Nam cũng chưa có nhiều nhà máy đủ thiết bị xử lý nhiệt các sản phẩm này. Từ ngày 1/1/2017, Hàn Quốc đã tiến hành áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mục thuốc bảo vệ thực vật có trong quả hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới. Theo đó, nếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (MRLs) thì sẽ bị áp dụng mức mặt định chung là 0,01ppm.

Mặc dù đây là biện pháp áp dụng chung đối với tất cả các nước, song biện pháp này sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam, Nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc sẽ bị áp dụng mức mặc định. Điều này sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp và giám tiếp đến xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam như cafe, Đậu phộng nhân, hạt điều và các loại trái cây nhiệt đới sang thị trường Hàn Quốc.

Thủy sản là mặt hàng có lượng và kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng cao nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại do nhiều lơ hàng phát hiện dư lượng kháng sinh, đạt 19,2 nghìn tấn, trị giá 146,8 triệu USD; trong 5 tháng đầu năm 2018 tăng 14,4% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá trung bình tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường này giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2017, ở mức 7,129USD/tấn.

Trong thàng 6/2018, Hàn Quốc cử đoàn công tác sang Việt Nam đanh giá hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong chế biến, xuất khẩu tôm vào thị trường Hàn Quốc. Toàn bộ các lô hàng bị MFDs cảnh báo về Nitrofurans đều là tôm thẻ chân trắng. Những lô hàng này bị phát hiện trong quãng thời gian từ tháng 3 – tháng 4 năm nay.

Một số mặt hàng trong nhóm thủy sản xuất khẩu sang thị trường này có lượng tăng mạnh như cá tra, ruốc, sò, ghẹ… nhưng lượng xuất khẩu một số chủng loại giảm so với cùng kỳ năm 2017 như Surimi, bạch tuột, nghêu các loại…

(Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Bản tin thị trường nông, lâm, thùy sản  số 12/2018 và số tháng 6/2018 “– Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Công Thương địa phương, Trung Tâ, Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)