Tình hình thị trường nội địa, xuất khẩu nông thủy sản từ ngày 16-30/6/2018
Gạo: Tại khu vực ĐBSCL, giá lúa tháng 6/2018 giảm 500-600 đ/kg so với tháng 5/2018, đạt 6.300 đ/kg với lúa thường, đối với lúa khô loại thường và 6.600 đ/kg đối với lúa hạt dài. Giá gạo cũng giảm tương tự từ 100-150đ/kg so với thang trước, dao động từ 9.700-10.00đ/kg đối với gạo thành phẩm 15% tấm và 5% tấm.

Giá lúa gạo trong nước giảm do nhu cầu nhập khẩu chậm lại sau khi các nhà nhập khầu quốc tế đã tăng cường mua mạnh trong những tháng đầu năm. Bên cạnh đó, Việt Nam và Thái lan đang bước vào vụ thu hoạch mới cũng gây áp lực giảm giá lớn trên thị trường. Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam dao động từ 450-455 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 5/2018. Mặc dù giảm nhưng giá gạo Việt Nam vẫn cao hơn 60 USD/tấn so với gạo Thái Lan và Ấn Độ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong thời gian tới.

Giá gạo được dự báo có thể giảm trong thời gian tới do áp lực từ đợt thu hoạch lúa Hè Thu bắt đầu từ giữa tháng 7.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đa75t 3,61 triệu tấn, trị giá 1,84 tỷ USD, tăng 26,2% về khối lượng và tăng 44,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017.

Thủy sản:

Trong tháng 6/2018, giá cá tra tại thị trường trong nước giàm nhẹ so với tháng trước. Tại Đồng Tháp, giá cá tra thịt trắng loại 1 giảm 1.000 đ/kg so với tháng 5/2018, đạt 32.500đ/kg. Theo nhận định, giá cá tra giảm như hiện nay chỉ là tạm thời theo chu kỳ, cá tra đang bước vào thời kỳ phối giống, áp lực lên giá và chi phí cũng giảm theo. Giá cá tra từ nay đến cuối năm dự báo sẽ ồn định hơn cùng kỳ năm ngoái. Tình hình được cải thiện hơn bởi giá cá tra giống giảm khoảng 50%, điều này giúp nông dân có thể mua giống trở lại. Tuy nhiên, phải đợi đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau lứa cá này mới được thu hoạch. Do vậy, giá cá tra sẽ ổn định từ nay đ6én cuối năm.

Trong khi đó giá tôm càng xanh tại Đồng Tháp loại 100 con/kg giảm khá mạnh 40,000đ/kg trong tháng 6/2018, đạt 270.000đ/kg. Tuy nhiên, gái tôm dự kiến sẽ cải thiện trong thời gian tới khi chương trình thúc đầy giá tăng từ các nhà cung ứng lớn đã tác động tích cực đến giá tôm thế giới. Hiện nay một số nước trên thế giới đã qua thời điểm thu hoạch tôm rộ và nguồn cung không còn dồi dào như thời điểm chính vụ nên giá tôm theo đó tăng trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt 3,86 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Rau quả:

Có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi các doanh nghiệp nỗ lực xuất khẩu rau quả thì ở chiều ngược lại người tiêu dùng Việt cũng sẳn sàng chi số tiền lớn để nhập rau quả ngạo, dù trong nước cũng có sản phẩm cùng loại, chất lượng tốt, giá rẻ. Bên cạnh đó, Việt Nam xuất khẩu nông sản sang các thị trường đã phải đối mặt với không ít khó khăn khi nhiều thị trường dựng lên những rào cản kỹ thuật khắt khe, với yêu cầu nông sản an toàn, chất lượng cao… trong khi rau quả nhập khẩu vào Việt Nam vẫn trong tình trạng nhập ồ ạt mà chưa thực sự kiểm soát được chất lượng, không đồng nhất, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, giảm sức tiêu thụ, lượng rau quả nhập khẩu chủ yếu qua đường biên mậu khó quản lý nhưng lại có khối lượng lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhập khẩu rau quả ngày càng tăng như: người tiêu dùng cón e ngại chất lượng rau qua trong nước, trong khi đó mẫu mã, chất lượng nhiều loại rau quả ngoại được đánh giá vượt trội hơn so với sản phẫm trong nước; công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp còn hạn chế; nhiều loại rau quả do Việt Nam không có nhiều hoặc chỉ có theo mùa và không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; mặt khác đây là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nên kinh tế thế giới.

Để đứng vững trên sân nhà, ngành rau quả Việt Nam cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng, đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cần chủ động, nỗ lực hơn trong việc xây dựng thương hiệu để người tiêu dùng dễ nhận diện và tin tưởng vào hàng hóa. Bản thân người sản xuất phải không ngừng nâng cao trình độ nghiên cứu, tiếp cận nhưng chủ trương, chính sách ưu đãi của Nhà nước cùng với việc cập nhật mọi biến động của thị trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ để phát triển công nghiệp chế biến , bảo quản, đồng thời cũng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm soát chặt chẽ hơn trong quản lý nguồn hàng nhập khẩu.

Với ngành hàng rau quả, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 đạt 350 triệu USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ 2017. Kim ngạch xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,01 tỷ USD, tăng 20,9% so cung kỳ 2017.          

Trong 6 tháng qua, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá là gạo, rau quả, thủy sản. Cụ thể, gạo tăng 44,3%; rau quả tăng 20,9%, thủy sản tăng 11%. Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là: Indonesia, Đức, Malaysia, Irac, Hồng Kông, Philippines, Mỹ…Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt trong nửa đầu năm 2018, tuy nhiên trong thời gian tới xuất khẩu nông, thủy sản của ta sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về thiên tai, nguy cơ thu hẹp thị trường xuất khẩu co chủ nghĩa bảo hộ thương mại tại các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc ngày càng gia tăng, kéo theo bất ổn trên thị trường và đặt ra những thách thức không nhỏ cho thúc đầy tăng trường xuất khẩu nông sản từ nay đến cuối 2018. Giải pháp cần triển khai trong thời gian tới là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo nguồn hàng có chất lượng cao chyo xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng, kết nối cung – cầu, sản xuất theo chuỗi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần nỗ lực đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trỉ thị trường xuất khẩu ổn định, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu, tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hảnh chính tạo thuận lợi hợn cho hoạt động xuất khẩu.

Trong thời gian tới, một số ngành hàng cần lưu ý như sau: lúa gạo khó giữ ở mức giá cao như đầu năm do nhiều nước có nhu cầu nhập khẩu giảm; rau quả xu hướng tăng trưởng chậm lại do cạnh tranh cao từ các thị trường khác.

              (Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Bản tin thị trường nông, lâm, thùy sản  số 12/2018 và số tháng 6/2018 “– Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Công Thương địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)