Tình hình thị trường nội địa, xuất khẩu nông thủy sản từ ngày 01 – 28/10/2018
Trong kỳ tháng 10, giá các mặt hàng nông, thủy sản tại thị trường trong có xu hướng tăng so với kỳ trước. Trong tháng 10/2018, xuất khẩu nông, thủy sản đã tăng trở lại sau khi giảm khá mạnh trong tháng trước đó, với kim ngạch ước đạt 3 tỷ USD. Trong những tháng cuối năm, nhiều khả năng hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản nhiều khả năng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khá trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ của một số thị trường truyền thống tăng, cộng nhiều yếu tố hỗ trợ về chính sách của tron g và ngoài nước, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 lên khoảng 33,5 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2017.

Gạo:

Tại khu vực ĐBSCL, giá gạo tăng nhẹ từ 100 - 350đ /kg so với hai tuần đầu tháng 10. Giá gạo nguyên liệu ÓM đạt 8200 đ/kg, tăng 100 đ/kg, giá gạo thành phẩm IR504 tăng 200đ/kg, đạt 9.100đ/kg, giá tấm tăng cao nhất với mức tăng lên đến 550đ/kg.

Giá gạo tăng do nhu cầu cao hơn từ các nhà giao dịch và lo ngại về nguồn cung nội địa ở mức thấp. Các nhà xuất khẩu đang gia tăng việc thu mua từ người nông dân địa phưong với kỳ vọng sẽ có nhiều thỏa thuận G2G với Philippines. Tuy nhiên, hoạt động đã chững lại vì giá tương đối cao hơn so với mức giá của các nhà xuất khẩu lớn khác. Nông dân ở các tỉnh ĐBSCL đã bắt đầu xuống giống vụ Đông Xuân nhưng dự báo lượng mưa thấp hơn trong hai tháng tới đã gây ra nỗi lo ngại về hạn hán.

Nhờ nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường truyển thống tăng vào các tháng cuối năm trong khi nguồn cung gạo đang bị ảnh hưởng do mùa lũ năm nay tại ĐBSCL nước lớn hơn năm trước; hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ thay đổi theo hướng hỗ trợ, đem lại nhiều ưu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước;

Thủy sản:

                Tính đến cuối tháng 10/2018, tại một số vùng nuôi tại ĐBSCL giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên mức kỷ lục 35.000 -36.500d8/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 10.000 – 12.500 đ/kg;

                Cá tra tăng giá cao do nguồn cá nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu đang bị thiếu hụt. Trong khi đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc bắt đầu gai tăng nhập khẩu dẫn đến cung thấp hơn cầu. Vùng cá nguyên liệu tự thả nuôi của các doanh nghiệp không còn nhiều nên buộc phải tìm mua cá tra của nông dân, đẩy gia 1ta8ng cao để thu mua được cá. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải hoãn một số đơn hàng do gái tăng nhanh và không có nguyên liệu mua vào.

                Ngòai ra, một nguyên nhân khác đầy giá cá tra tăng cao là do chất lượng sản phẩm cá tra ở nước ta được nâng cao, cá được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU nên có sự cải thiện về giá bán. Thời điểm hiện tại, Mỹ và EU bắt đầu tăng nhập khẩu do nhu cầu phục vụ dịp lễ Noel và Tết dương lịch, kéo theo nhiều hộ nuôi mở rộng quy mô sản xuất.

                Theo dự báo, nguồn cá nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong Quý IV sẽ hạn chế, giá cá tra xuất khẩu sẽ giữ ở mức tốt và có thể kéo dài đến hết năm 2018.

                Tương tự, giá tôm trong nước sẽ tăng trong thời gian tới do nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm nay.

                Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhận được nhiều tín hiệu đáng mừng như Mỹ giảm thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và Cục Kiểm tra An Toàn thực phẩm (FSIS) của Mỹ đề xuất công nhận hệ thống kiểm tra cá tra Việt Nam tương đương với Mỹ, nghĩa là cá tra Việt Nam đủ điều kiện xuất sang Mỹ. Bên cạnh đó, xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nông, thủy sản của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này do Mỹ áp thuế cao với các mặt hàng của Trung Quốc.

                 Rau quả:

                Với đà tăng trưởng tương đối khả quan, dự báo trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 4 tỷ USD, nhất là từ nay đến cuối năm một loạt nhà máy chế biến rau quả công suất lớn được đưa vào danh sách vận hành.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành hang rau quả đang có dấu hiệu chậm lại. Doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với hàng loại vấn đề về cạnh tranh thị trường, các biện pháp bảo hộ thông qua những rào cản kỹ thuật khắt khe hơn ở các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong các thàng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể sẽ gặp khó khăn do mưa lũ, sản lượng một số loại giảm.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần phải nổ lực hơn nữa trong việc nắm thông tin thị trường, nâng cao chất lượng hang hóa xuất khẩu để có thể vượt qua những quy định, quy chuẩn khất khe từ phía đối tác. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện cho ngành rau quả mở cửa nhiều thị trường mới, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường. Các doanh nghiệp cần tăng cường các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi đảm bảo chất lượng rau quả phục vụ xuất khẩu, nhất là với việc thong tin, kiểm tra chất lượng của thị trường nhập khẩu.

 

Hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản sẽ có thêm động lực tăng trưởng trong năm 2019 và các năm tiếp theo khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) – một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam với 28 nước thành viên EU, có mức cam kết rộng nhất và cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, dự kiến sẽ ký chính thức vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào đầu năm 2019. Trong đó, ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3-4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Cùng với EVFTA, hiện Việt Nam cũng đang tập trung hoàn thành việc phê chuẩn và đưa hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào thực thi trong năm 2019.

Mặc dù vậy, xuất khẩu nông, thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại khi phải cạnh tranh về giá với nhiều thị trường khác trong khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, hàng rào thương mại, kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến nhu cầu của Trung Quốc giảm (thị trường lớn nhất của nông sản Việt).

Dù các hiệp định FTA, thỏa thuận song phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng nông, thủy sản nhưng với sự gia tăng bảo hộ của các nước đối với sản xuất kinh doanhtrong lĩnh vực nông nghiệp nội địatại các đối tác lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…thì việc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ở một số ngành hàng như thủy sản, điều cũng gặp nhiều khó khăn về nguồn cu\ng tại thị trường nội địa. Đối với mặt hàng thủy sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng đang đứng trước khó khăn về nguồn cung nguyên liệu.

Trong những tháng tiếp theo, để có thể hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản cần phải đầy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường tiềm năng, đống thời tận dụng tốt cơ hội do tác động của xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc đem lại, phát huy lợi thế sản phẩm để đầy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Trung Quốc.

     

(Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Thông tin thị trường thùy sản  số 19, 20, tháng 10/2018 và kỳ 1, 2 tháng 10/2018 “– Cục Công nghiệp địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)