Dự báo tình hình xuất khẩu gạo những tháng cuối năm 2016
Triển vọng xuất khẩu gạo những tháng cuối năm sẽ còn khó khăn khi các nước bội thu nên nhu cầu nhập khẩu thấp. Các nước sản xuất chủ chốt như Ấn Độ, Pakistan, Philippines… đều được mùa nhờ hiện tượng thời tiết La Nina mang mưa về. Tháng 10 giá dự báo sẽ giảm tiếp bởi các nước vào mùa thu hoạch chính. Trung Quốc thu hoạch vụ mùa vào khoảng tháng 8-tháng 9 nên những tháng tới nhu cầu từ thị trường này sẽ tiếp tục yếu, đó là chưa kể tới chính sách kiểm soát nhập khẩu tiếp tục chặt chẽ.

Philippines có thể sẽ nhập khẩu thêm gạo, nhưng khối lượng không nhiều dự báo sản lượng những tháng cuối năm cao. Với Indonesia, lượng tồn kho được biết vẫn đang ở mức an toàn, nên nếu có nhập thêm từ nay đến cuối năm thì cũng không nhiều.

Không chỉ còn khó khăn đến hết năm nay, nhiều khả năng gạo Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ngày càng khó khăn, gay gắt hơn trong những năm tới, khi mà nhiều nước nhập khẩu lớn đang thay đổi chính sách nhập khẩu gạo và gia tăng mạnh sản xuất trong nước. Trước đây, nhập khẩu gạo của Việt Nam dựa nhiều vào các thị trường tập trung như Philippines, Indonesia, Malaysia… Nhưng đã có những dấu hiệu rất rõ rệt cho thấy thị trường tập trung đang mất dần đi khi mà nhiều nước nhập khẩu lớn có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu gạo. Chẳng hạn Malaysia chuyển sang thương mại hóa hoàn toàn hoạt động nhập khẩu gạo thay vì theo hợp đồng tập trung như trước đây, tức là giao hẳn cho các công ty tư nhân làm công việc này. Do đó, gạo Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất hẳn một thị trường tập trung khá quan trọng trong nhiều năm qua. Philippines tuy vẫn đang duy trì nhập khẩu gạo bằng hợp đồng tập trung qua hình thức mở thầu, nhưng cũng đang tính tới việc thương mại hóa hoàn toàn đối với công tác nhập khẩu gạo.

Giữa tháng 9 vừa qua, hãng BMI Research dự báo sản lượng gạo châu Á niên vụ 2016/17 sẽ hồi phục sau giai đoạn thời tiết khô hạn làm giảm sản lượng ở hầu hết các nước cung cấp chính hồi đầu năm. BMI dự báo “Giá sẽ giảm trong những tháng tới và trở lại mức như hồi đầu năm”.

Trong báo cáo tháng 9, USDA cũng điều chỉnh tăng dự báo về sản lượng gạo thế giới do Ấn Độ được mùa. Thương mại gạo thế giới cũng được điều chỉnh tăng do xuất khẩu từ Ấn Độ tiếp tục mạnh, dù ở mức thấp nhất 4 năm. (Bảng 3 ở phần Phụ lục)

Ấn Độ sẽ tiếp tục vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo nhờ nguồn cung dồi dào. Sau hơn 30 năm giữ vị trí số 1 về xuất khẩu gạo, Thái Lan đã mất vị trí này về tay Ấn Độ từ năm 2012. Cả 2 nước này đều có ưu thế nổi trội trên thị trường gạo nếp, gạo basmati và gạo thơm, song cũng cạnh tranh rất tốt trên thị trường gạo tẻ thường.

ĐVT: triệu tấn

 

Dự trữ đầu vụ

Cung

Tiêu thụ

Dự trữ cuối vụ

Sản lượng

Nhập khẩu

Tiêu thụ nội địa

Xuất khẩu

Thế giới

112,68

481,73

38,72

478,8

40,94

115,6

Mỹ

1,48

7,53

0,75

4,22

3,65

1,88

Các nước còn lại

111,2

474,2

37,97

474,58

37,29

113,73

Nước XK chủ yếu

26,02

158,2

0,67

132,8

29,15

22,94

Ấn Độ

17,8

106,5

0

97

9,5

17,8

Pakistan

0,83

6,9

0,02

2,7

4,25

0,8

Thái Lan

6,17

17

0,25

11,1

9

3,32

Việt Nam

1,22

27,8

0,4

22

6,4

1,02

Nước NK chủ yếu

9,26

65,89

12,35

77,3

1,23

8,96

Brazil

0,25

8,5

0,6

7,95

0,8

0,6

EU-27

1,31

2,03

1,75

3,5

0,28

1,3

Indonesia

3,71

36,6

1,25

38

0

3,56

Nigeria

0,65

2,7

2

5,1

0

0,25

Philippines

1,96

12

1,5

13,3

0

2,16

Trung Đông

0,88

2,11

3,7

6

0

0,69

Nước khác

           

Myanmar

0,89

12,5

0

10,85

1,7

0,84

Trung Mỹ và Caribê

0,52

1,77

1,8

3,53

0,02

0,53

Trung Quốc

63,21

146,5

5

144,5

0,3

69,91

Ai Cập

0,85

4

0,04

3,95

0,2

0,74

Nhật Bản

2,49

7,68

0,7

8,7

0,09

2,09

Mexico

0,12

0,17

0,75

0,89

0

0,15

Hàn Quốc

1,83

4

0,41

4,33

0

1,9

Nguồn: VITIC/USDA

YN (Trích nguồn VITIC)