Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản và rau quả sang thị trường UAE
Xuất khẩu hàng thủy sản, rau quả sang UAE có xu hướng tăng nhưng xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều lại giảm khá mạnh.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Các tiểu vương quốc Ả Rập thông nhất (UAE) tăng mạnh 22,8% so với cùng kỳ năm 2017, đạt gần 2 tỷ USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường UAE trong 4 tháng đầu năm 2018 giảm 7,9% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 79,09 triệu USD. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu sang UAE giảm là do kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, chè sang thị trường này giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Hạt tiêu giảm 21,8% về lượng và 55,1% về trị giá so cùng kỳ năm 2017; hạt điều giảm 17,7% về lượng và 15,9% về trị giá; chè giảm 44,1% về lượng và 47,5% về trị giá.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường UAE tăng mạnh 56,7% so với 4 tháng năm 2017, hàng rau quả tăng 22,7%; gạo tăng 7,5%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 20,2%.

Có thể thấy cơ cấu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường UAE đang có sự thay đổi đáng kể. Nếu như năm 2017 hạt tiêu là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang UAE thì trong năm nay do kim ngạch giảm mạnh nên mặt hàng này đã xuống vị trí thứ 3 trong nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu sang UAE. Trái lại, với kim ngạch tăng mạnh, hàng thủy sản và hàng rau quả là 2 mặt hàng đứng đầu trong nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường UAE.

Triển vọng xuất khẩu sang UAE

Nhu cầu lơn, mức tiêu dùng cao, UAE đang là thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, thực tế cho thấy xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng và cần được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Xuất khẩu nhòm hàng nông, thủy sản (đặc biệt là thủy sản và rau quả) của Việt Nam sang thị trường UAE có nhiều yếu tố thuận lợi như:

+ Đối với hàng nông sàn, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, UAE phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu. Theo dự báo của Bộ Kinh tế UAE , nhập khẩu th5u7c phẩm của UAE sẽ tăng từ 100 tỷ USD năm 2016 lên 400 tỷ USD trong 10 năm tới. UAE còn đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng trong trung chuyển hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường khác.

Mặc dù Dubai – thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả rập thông nhất có dân số chỉ khoảng 1,5 triệu người nhưng thu nhập bình quân đầu người trên 20.000 USD/năm, vì thế sức mua ở thị trường này rất lớn. Bên cạnh đó, số lượng người nhập cư và khách du lịch lớn nên nhu cầu sản phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Nền kinh tế UAE luôn giữ vững đà tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là các ngành du lịch, xây dựng, tài chính, bất động sản, đầu khí, điện, hàng không… UAE là thị trường mở, thuế nhập khẩu thấp (từ 0% - 5%) đối với hầu hết các loại hàng hóa. Đây là cơ hội tốt để hàng nông, thủy sản của Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này.

+ Nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt nam đã tiếp cận được thị trường UAE và được người tiêu dùng UAE ưa chuộng. Đồng thời sức cạnh tranh của hàng Việt Nam ngày càng được nâng cao so với các nhà cung cấp khác tại thị trường này.

+ Trong khi đó, UAE là thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay, UAE cũng đang định hướng mở rộng hoạt động và phát triển thị trường sang khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh những thuận lợi thì xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường UAE cũng cần phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá của hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái lan, Pakistan…

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt nam sang thị thị trường UAE, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tận dụng cơ hội tại thị trường này băng cách tăng cường công tác xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, na6ngc ao chất lượng hàng hóa, triển khai khu trưng bày hàng thực phẩm, nông sản, trái cây của vIệt Nam vào các hệ thống siêu thị tại UAE như Al Maya, Union Corps, Choithrams, Lulu, Carefour…

Xuất khẩu thủy sản:

Theo FAO, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại UAE đạt 51,1 kg/năm, cao hơn gấp 4 lần mức trung bình toàn thế giới và là một trong những quốc gia có mức tiêu thụ thủy sản cao nhất thế giới. Tiêu thụ thủy sản của UAE cũng cao hơn nhiều so với các thị trường khác tại Trung đông như Oman (36,7 kg/năm), Bahrain (16,9 kg/năm), Mauritania (16,6 kg/năm), Qatar (16,5 kg/năm)

Tiêu thụ thủy sản tại UAE ở mức cao do một số nguyên nhân như; UAE là một trong những thị trường có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới, thúc đẩy du lịch và người dân quan tâm hơn tới những lợi ích sức khỏe trong đó có việc gia tăng tiêu thụ thủy sản.

UAE không có lợi thế về thủy hải sản và phải phụ thuộc khá nhiều vào các nhà nhập khẩu, trong đó có Việt Nam. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã được thị trường này chấp nhận, đặc biệt , mặt hàng cá tra, basa đông lạnh rất được ưa chuộng. Thị trường này còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, do sự xa cách về địa lý nên xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang thị trường UAE chủ yếu là hàng thủy sản khô, đông lạnh có giá trị chưa cao.

 

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường UAE trong 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: nghìn USD)

 

Tên hàng

4 tháng đầu năm 2018

So với 4 tháng đầu năm 2017 (%)

Cá tra đông lạnh

14.030

116

Tôm đông lạnh

7.754

7,8

Cá ngừ đông lạnh

439

26,5

Cá chẽm đông lạnh

195

-3

Cua đông lạnh

67

134

Mực đông lạnh

65

-35,5

Cá ngừ đóng hộp

59

 

Cá cơm đông lạnh

31

 

Há cảo tôm

27

2,9

Cá cảnh

27

28,6

Cá rô phi đông lạnh

23

-0,1

Cá mè đông lạnh

21

 

Hải sản khác

20

 

(Nguồn : Tính toán từ số liệu của Tổng Cục Hải Quan)

Xuất khẩu rau quả:

Do điều kiện tự nhiên không thuận lợivới nông nghiệp nên UAE phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt đối với nhóm hàng rau quả nông sản nhiệt đới. Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã tiếp cận được thị trường UAE như chuối, xoài, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, măng cụt…

Hiện tại nhóm hàng nông sản và trái cây Việt Nam đã tiếp cận được một số hệ thống siêu thị của UAE, các mặt hàng rau quả đang được bán tại các siêu thị với giá tốt và được người tiêu dùng UAE ưa chuộng. Trong giai đoạn 2010-2016, doanh thu trái cây tại UAE tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 8,4%. Theo dự báo của Euromonitor, doanh thu trái cây sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7,7% trong giai đoạn 2017-2020. 

Đối với rau củ, tổng doanh số bán lẻ rau củ tại UAE là 5,4 tỷ AED vào năm 2016, tăng 8% so với năm 2015. Trong giai đoạn 2010-2016, doanh thu rau củ tại UAE tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9,7%. Theo dự báo của Euromonitor, doanh thu rau củ sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 9,9% trong vòng 5 năm tới.

Với nhu cầu tiêu thụ ở mức cao và có xu hướng tăng, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường UAE có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần tại thị trường này trong thời gian tới.

Trong khi đó, hàng rau quả  của Việt Nam cũng đã bước đầu tiếp cận được những thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu…Đây cũng là tiền đề để các đối tác đến từ UAE tin tưởng ở các nhà cung ứng Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh Chính phủ UAE đang thắt chặt quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại rau quả nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đang làm ăn hoặc đang có ý định tiếp cận thị trường UAE càn lưu ý tới các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của UAE, đặc biệt đối với vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu.

Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội tốt cho sản phẩm rau củ quả Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại thị trường UAE.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường UAE trong 4 tháng đầu năm 2018

(ĐVT: nghìn USD)

 

Tên hàng

4 tháng đầu năm 2018

4 tháng đầu năm 2017

So sánh (%)

Chanh

13.980

7.235

93,2

Chôm chôm

3.234

1.600

102,1

Thanh Long

1.790

792

126

Ổi

1.675

667

151,1

Nho

1.381

566

144,2

Cà rốt

1.322

534

147,6

Cơm dừa

1.279

64

1.901,1

Óc chó

590

 

 

Dừa

456

228

100,1

Mứt

308

188

63,7

Xoài

262

27

868,1

Hạnh nhân

228

 

 

Chuối

131

131

0,6

Gừng

109

98

10,5

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng Cục Hải Quan)

 

(Trích đăng từ Thị trường sản phẩm nông nghiệp)