Tình hình thị trường nội địa, xuất khẩu nông thủy sản 16/7 đến 31/7/2018
Trong hai tuần cuối tháng 7, giá các mặt hàng nông, thủy sản tại thị trường trong nước tiếp tục giảm so với nửa đầu tháng 7/2018 do nhu cầu thị trường yếu, một số mặt hàng cung vượt cầu, biến động tỷ giá…

Gạo:

Tại khu vực ĐBSCL, tính đến cuối tháng 7/2018, giá lúa dao động từ đạt 5,750 – 6.200 đ/kg, giảm 400-550 đ/kg so với tháng 6/2018. Giá gạo thành phẩm giảm 1.100 – 1.300 đ/kg so với tháng trước, dao động từ 8.600 – 8.700 đ/kg đối với gạo thành phẩm 15% tấm và 5% tấm.

Nguồn cung tăng do vào cao điểm thu hoạch nên giá gạo xuất khẩu loại 5% tấm cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017, dao động từ 390 – 395 USD/tấn. Trong ngắn hạn, dự báo gái lúa gạo sẽ ổn định do những cơn mưa kéo dài đang cản trở thu hoạch vụ lúa Hè Thu tại ĐBSCL. Tuy nhiên, trước áp lực vụ thu hoạch mới tại Thái Lan và Việt Nam, giá lúa gạo nhiều khả năng sẽ chịu áp lực giảm trong những tháng cuối năm 2018.

Trong tháng 7/2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam  tiếp tục giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo hợp đồng tập trung với Indonesia và Malaysia. Theo ước tính, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 7/2018 vào khoảng 450 nghìn tấn, trị giá 230 triệu USD, giảm 16,3# về lượng và giảm 18,2% về trị giá so với tháng 6/2018. Mặc dù xuất khẩu gạo đã giảm đáng kể trong 2 tháng gần đây, nhưng tính chung 7 tháng năm 2018, xuất khẩu gạo vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam với khối lượng đạt 3,93 triệu tấn, trị giá gần 2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 14,2% về lượng và 31,5% về trị giá.

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam  sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Thị trường Phillipines có nhu cầu nhập thêm 500.000 tấn gạo vào tháng 12, Irac sẽ tăng nhập khẩu bởi nước này đang phải cắt giảm diện tích cánh tác lúa để đối phó với tình trạng thiếu nước, các nước Châu Phí vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo tăng để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng cao.

Tuy nhiên, ngành gạo cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn do th5i trường lớn nhất là Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu và tăng cường kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, giá gạo cũng khó tăng lên mức cao do đồng USD tăng giá gây sức ép lên gia xuất khẩu trong khi nguồn cung từ vụ Hè Thu ở Việt Nam, Thái Lan cũng đang tăng cao.

Thủy sản:

                Trong tháng 7/2018, giá cá tra loại 1 tại Đồng Tháp giàm nhẹ 500 đ/kg so với tháng 6/2018, xuống còn 32.000 đ/kg. Hiện các nhà nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc tạm ngừng mua cá tra để tiêu thụ hết lượng hàng đã nhập trước đó. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp giảm thu mua cá tra nguyên liệu từ các hộ nuôi mặc dù đang trong giai đoạn thời tiết thuận lợi để thả đợt cá giống mới.

Thời gian qua thị trường tôm gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tại thị trường Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm, tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch gặp khó khăn. Tuy nhiên, theo dự báo đến tháng 8 hoặc tháng 5/2018, gái tôm các loại, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng sẽ tăng khoảng 20% do một số nước trên thế giới đã qua thời điểm thu hoạch tôm và nguôn cung không còn dồi dào như thời điểm chính vụ nên giá tôm theo dó tăng trở lại.  

Trong tháng 7/2018, giá tôm càng xanh tại Đồng Tháp loại 100 con/kg tăng 20.000đ/kg đối với loại 100 con/kg.

Rau quả:

                Trong 7 tháng qua, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,32 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường tiêu thụ rau quả của Việt Nam với tỷ trọng chiếm khoảng 75% trên tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong đó, thanh long, sầu riêng, nhãn và xoài là 4 loại trái cây chủ lực được xuất khẩu sang thị trường này. Tiếp đó là Thái Lan (37%), Hàn Quốc (17%), Mỹ (16%) và Malaysia (13%).

                Trong các tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể sẽ khó khăn do ảnh hưởng mùa mưa, sản lượng một số loại giảm, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng cộng với nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc có thể chững lại do nước này bước vào vụ thu hoạch một số loại trái cây nhập khẩu lớn từ Việt Nam.

                Mặc dù nhiều FTA được ký kết trong thời gian qua tạo điều kiện cho ngành rau quả mở cừa các thị trường mới, nhưng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu này cũng vẫn là rào cản chính đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Gần đây nhất là việc Ủy ban Châu Âu EC dự định tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong thanh long Việt Nam xuất sang thị trường EU khi phát hiện có lạm dụng thuốc trừ sâu tại các vùng trồng thanh long của Việt Nam.

Tính chung trong 7 tháng năm 2018, các th5i trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn nhất tiếp tục là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…Ngoài ra xuất khẩu sang các thị trường cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở các mặt hàng nông sản chủ lực như: Indonesia (gạo, café, cao su) Nga (café, hạt điều), Đức (chè, hạt điều, cao su, hạt tiêu); Malaysia (gạo, chè, gỗ, rau quả), Philippines (gạo, cafe), Ả rập Xê út (chè), Irac, HongKong (gạo), Mỹ (chè, hạt điều, hạt tiêu), Ấn Độ (cao su, hạt tiêu), Thái Lan (rau quả, thủy sản)

Trong những tháng cuối 2018, dự báo xuất khẩu nhóm nông, thủy sản sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh hàng loạt rào cản thương mại của các thị trường  tiếp tục được dựng lên và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung không ngừng gia tăng. . Căng thẳng thương mại khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giảm vì vậy Trung Quốc có thể sẽ tăng cường  tìm kiếm thị trường xuất khẩu nông sản mới và đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam nói riêng vào thị trường này.

Bên cạnh đó, việc đồng nhân dân tệ liên tục mất giá trên thị trường thế giới cũng sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc.

 

              (Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Thông tin thị trường thùy sản  số  13,14/2018 và kỳ 2 tháng 7/2018 “– Cục Công nghiệp địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)