Tổng quan tình hình thị trường nội địa, xuất khẩu nông thủy sản 5 tháng đầu năm 2018
Trong lĩnh vực xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản đạt 14.4 tỷ USD, tăng 10,5% so cùng kỳ 2017 và cao hơn khoảng 200 triệu USD so với con số ước tính trước đó. ASEAN là thị trường lớn thứ 4 về xuất khẫu nông, thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018. Trong đó gạo là mặt hàng xuất khẩu lơn nhất của Việt Nam sang thị trường ASEAN và đồng thời cũng là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất với khối lượng đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 546,2 triệu USD, tăng 198,8% về lượng và 249,3% về trị giá so cùng kỳ 2017.

1/ Gạo

Trong khi đó giá lúa, gạo nguyên liệu và thành phẩm tại ĐBSCL trong 15 ngày đầu tháng 6/2018 đồng loạt giảm từ mức cao nhất nhiều năm trở lại đây do nhu cầu chững lại và vụ Xuân Hè đã bắt đầu. Giá lúa khô tại khu vực ĐBSCL giảm 400-600đ/kg so với thời điểm cuối tháng 5/2018, dao động từ 6.400-6.600đ/kg. Giá gạo nguyên liệu giâm 650-800đ/kg. Giá gạo thành phẩm giảm từ 500-600 đ/kg, giá gạo loại 5% tấm không bao bì tại mạn tàu hiện khoảng 9.400-9.500đ/kg, gạo 15% tấm từ 9,200-9.300 đ/kg tùy chất lượng và địa phương.

Trái lại, giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Nam lại tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2012, dao động từ 465-475 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất tại khu vực Đông Nam Á và mức giá cao có thể ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong thời gian tới.

Trong 5 tháng qua, xuất khẩu gạo liên tục đón những tín hiệu tích cực do nhu cầu tiêu thụ tại nhiều thị trường chủ lực phục hồi trở lại, cơ cấu xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng xuất khẩu gạo chất lượng cao. Trong ngắn hạn, xuất khẩu gạo dự kiến sẽ tiếp tục có triển vọng do xuất khẩu sang Philippines và Trung Quốc vẫn ở mức cao.

2/ Thủy sản

Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL trong 5 tháng ước đạt 485 nghìn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng cao như Đồng Tháp đạt 161,9 nghìn tấn, tăng 8%; An Giang đạt 125 nghìn tấn, tăng 9%; Cần Thơ đạt 74 nghìn tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm trước.

Giá cá tra trong 15 ngày đầu tháng 6/2018 giảm sau khi đã tăng liên tục và duy trì ở mức cao trong 5 tháng đầu năm 2018. Giá cá tra thịt trắng loại 1 giảm 1.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2018, nguyên nhân là do các cơ sở sản xuất đang vào đợt xuất bán, nguồn cung tăng trong khi một số vùng nuôi đã qua đợt cao điểm thả nuôi.

Cá tra là mặt hàng có lượng xuất khẩu cao nhất trong 4 tháng đầu năm 2018, đạt 256 nghìn tấn, trị giá 605 triệu USD, giảm 1,6% về lượng nhưng tăng 17,4% về trị giá. Gia 1trung bình xuất khẩu cá tra tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 19,3%.

Giá tôm càng xanh loại 100con/kg giảm 20.000 đ/kg trong 15 ngày đầu tháng 6/2018, dao động ở mức 290.000đ/kg. Giá tôm ở Việt Nam giảm theo xu hướng chung của thị trường thế giới và do vụ thu hoạch đầu tiên trong năm đạt sản lượng cao. Trong khi đó, tồn kho ở Mỳ cao và nhiều nước châu À cũng tăng sản lượng ngay từ đầu vụ.

3/ Rau Quả:

Trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,664 tỷ USD tăng 19,3% so với 5 tháng đầu năm 2017. Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng khá tích cực nhưng tốc độ xuất khẩu của ngành này đang có dấu hiệu chậm lại nhựng tah1ng gần đây. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm 2018 chỉ tăng 19,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 42% trong 5 tháng đầu năm 2017.

Trong tháng 5/2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 255,2 triệu USD giảm 2,9%so tháng 4/2018 và giảm 12,6% so với tháng 5/2017. Mỹ là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam trong thàng 5/2018, đạt 12,18 triệu USD, tăng 22,3% so với tháng 4/2018 và tăng 21,6% so với tháng 5/2017. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Mỹ đạt 50,92 triệu USD, tăng 14,6% so với 5 tháng đầu năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2018, hầu hết các kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả sang các thị trường đều tăng, Nhật tăng 8%, đạt 46,71 triệu USD, Nga tăng 3,7%, đạt 14,64 triệu USD, Chỉ có một số thị trường xuất khẩu giảm như Hà Lan, Đài Loan, Anh, Ukraina, Indonesia…Đáng chú ý kim ngạch xuất khẩu mặt hàng xoài trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt 104,5 triệu USD, tăng 103,6 % so với cùng kỳ 2017. Thị phần xuất khẩu xoài cũng tăng mạnh đạt 7,9% so với mức 5% trong 4 tháng đầu 2017. Xoài được xuất khẩu chủ yếu tới các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Nhật Bản…

Dự báo thị trường những tháng tới:

Gạo là mặt hàng xuất khẩu có triển vọng tăng trưởng mạnh sang thị trường ASEAN trong những tháng tới bở nhu cầu được dự báo sẽ tăng đáng kể trong năm 2018. USDA (Mỹ) đã nâng dự báo nhập khẩu gạo của Indonesia lên mưa 2 triệu tấn trong niên vụ 2017/2018, tăng 200 nghìn tấn so với dự báo tháng 5/2018 và tăng rất mạnh so với 350 tấn của niên vụ 2016/2017USDA cũng dự báo Philippine sẽ nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn gạo trong niên vụ 2017/2018, giảm so với 1,4 triệu tấn của niên vụ trước nhưng vẫn ở mức khá cao. Trong khi đó, Malaysia sẽ nhập 1 triệu tấn gạo, tăng 100 nghìn tấn trong niên vụ 2017/2018 so với niên vụ trước và đạt mức cao nhất từ sau niên vụ 2014/2015. Đây là cơ hội lớn để Viêt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong năm 2018, tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh tại các thị trường ASEAN thì giá chào bán cần được điều chỉnh cho phù hợp vì hiện nay giá gạo Việt Nam đang cao hơn so với gạo Thái Lan và Ấn Độ - hai thị trường gạo lớn nhất thế giới.  xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới sẽ khả quan đặc biệt tại thị trường Trung Quốc khi từ ngày 1/7/2018 sẽ chính thức giảm thuế nhập khẩu từ 2-10% cho 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). 

Nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản của Trung Quốc ngày một cao, đặc biệt là mặt hàng cá tra, cá ngừ, tôm đông lạnh, dầu cá, mặt hàng cá khô, cá đóng hộp tẩm gia vị... Đặc biệt, thuế nhập khẩu philê cá tra đông lạnh sẽ giảm từ 10% xuống còn 7%; thuế suất cá tra tươi hoặc ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7% sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Trong thời gian tới, nhiều dự báo xuất khẩu tôm, cá tra sang Trung Quốc sẽ tăng do chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu của nước này. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản hai nước đã đề nghị Hải quan cửa khẩu Hà Khẩu cải tiến cách thức thông quan hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu này được thuận lợi...

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường truyền thống như EU, Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến hàng rào thuế quan và kiểm dịch an toàn thực phẩm. Cho đến nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn giữ được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do giá nguyên liệu trong nước tăng từ 5.000 - 6.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm trước.  Rào cản thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn được cho là hai khó khăn chính khiến rất ít doanh nghiệp cá tra bám trụ lại được thị trường này. Hiện, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này vẫn ở mức khiêm tốn dưới 3 doanh nghiệp. Trước đó, hồi đầu năm 2018 vẫn có khoảng 14 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ với khối lượng khoảng 15.000 tấn, giá trị 57 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ thị trường Việt Nam của Nhật Bản tăng mạnh trong 4 tháng đấu năm 2018. Nhật là thị trường có yếu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ hội đầy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Nhật Bản là rất lớn, do nhu cầu tiêu thụ rau quả tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng, do đó ngoài việc phải dáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực phẩm và an toàn thực phẩm còn cần phải giảm giá cước vận chuyên và logistics để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt.  

Yêu tố chính hỗ trợ xuất khẩu nông, thủy sản trong 5 tháng qua là nhờ triển vọng tích cực của kinh tế thế giới cộng với xu hướng hồi phục của giá hàng hóa toàn cầu. Ngoài ra, còn do tiếp tục được hưởng lợi từ các FTA đã ký kết thời gian qua.

Tuy nhiên, trong thời gian tới hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh Trung Quốc – thị trường xuất khẩu lớn của nông, thủy sản Việt Nam đang có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu, siết chặt các vấn đề về quản lý chất lượng, bảo hộ sản xuất trong nước cũng như hạn chế mậu dịch biên giới. Ngoài ra, xu hướng bảo hộ có chiều hướng gia tăng và thể hiện rõ ràng hơn trong những tháng đầu năm 2018.  Một số mặt hàng nông sản đã đến ngưỡng, khó có khả năng tăng cao về lượng xuất khẩu. Một số mặt hàng khác không phát huy hết công suất chế biến xuất khẩu do thiếu hụt về nguyên liệu. Mặt khác, các nước áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe như siết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, áp dụng các quy định về đánh bắt thùy sản hợp pháp….Nhiều nước ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc cũng là nguyên nhân cản trở việc xuất khẩu của các doanh nghiệp. 

(Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Bản tin thị trường nông, lâm, thùy sản  số 11/2018 và số tháng 5/2018 “– Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Công Thương địa phương, Trung Tâ, Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương).

YN