Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU tăng chậm do giá giảm
Theo số liệu thống kê của Tỗng Cục Hải Quan, EU đang giữ vị trí thứ 2 về thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, với kim ngạch đạt 2,43 tỷ USD, tăng 2 % so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU tăng chậm trong nửa đầu năm 2018 chủ yếu là do giá xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm 2017. Điều này dẫn đến việc xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản sang thị trường này mặc dù tăng về lượng nhưng lại giảm về trị giá. Trong đó, cà phê vẫn là mặt hàng được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường EU với khối lượng đạt 399,5 nghìn tấn, trị giá 740,25 triệu USD, tăng 6,7% về lượng nhưng giảm 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Mặt hàng này chiếm 30,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong nửa đầu năm nay.

Tương tự, xuất khẩu cao su và hạt tiêu sang thị trường Châu Âu mặc dù tăng 5,6 % và 10% về lượng nhưng lại giảm 19,4% và 34,4% về trị giá do giá giảm.

Xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt mức tăng trưởng khá cao, tăng 21,8% so cùng kỳ 2017, đạt 687,17 triệu USD. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU cũng tăng 11,5%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,2%.

Hiện nay, EU đang là một trong những thị trường xuật khẩu nông, thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam khi đứng đầu về tiêu thụ cà phê, hàng thủy sản của Việt Nam, đồng thời đứng thứ 2 về thị trường xuất khẩu hạt điều và cũng là thị trường nhiều tiềm năng cho các mặt hàng khác như gỗ và sản phẩm gỗ, rau quả…Trong 6 tháng đầu năm 2018, những thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại thị trường EU vẫn là Đức, Hà Lan, Anh , Italia. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Đức và Italia giảm 5,8% và 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Trái lại, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hà Lan tăng 8,7%, Anh tăng 3,9%.

Ngoài ra, một số thị trường đạt mức tăng trưởng cao có thể kể đến như Pháp tăng 14,5%, Bồ Đào Nha tăng 34,6%, Hy Lạp tăng 49,7%, Phần Lan tăng 29,3%.

Nhận định và dự báo:

Trong bối cành kinh tế các nước thành viên EU đang dần hồi phục, nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại, xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Đặc biệt , hiện Việt Nam và EU đang đầy mạnh tiến độ ký kết, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Khi EVFTA đi vào thực thi sẽ mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam như dệt may, da giày, nông, lâm, thủy sản sang một trong những khu vực kinh tế phát triển và có yêu cầu chất lượng, kỹ thuật cao nhất thế giới. Theo đó, EVFTA sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông, thủy sản của Việt Nam gia tăng thị phần tại thị trường này với những thuận lợi từ cam kết cắt giảm thuế quan và mở cửa hảng hóa vào thị trường EU.

Đánh giá về xuất khẩu một số mặt hàng nông, thủy sản sang EU:

+ Cà phê:

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU có triển vọng tăng trưởng khả quan trong thời gian tới do nhu cầu cao của thị trường này. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), EU vẫn là thị trường tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Đáng chú ý, tiêu thụ và nhập khẩu cà phê của EU có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Trong niên vụ 2018/19, tiêu thụ cà phê của EU dự báo đạt 45,3 triệu lbs, tăng so với mức 44,96 triệu lbs trong niên vụ 2017/18 và tăng so với mức 44,955 triệu lbs so với niên vụ 2016/17 .

Nhu cầu nhập khẩu cà phê của EU dự báo tăng 1 triệu lbs trong niên vụ 2018/19 lên 48 triệu lbs và chiếm hơn 40% tộng nhập khẩu cà phê thế giới. Các nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường này bao gồm Brasil (29%), Việt Nam (24%), Honduras (7%) và Colombia (7%). EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt nam, chiếm tỷ trọng 36,96% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê.

+ Rau quả:

Mặt dù EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới với trị giá nhập khẩu hàng rau quả chiếm tới 50% toàn cầu nhưng thị phần rau quả của Việt Nam tại đây vẫn còn rất thấp. Mỗi năm EU tiêu thụ từ 115 – 130 triệu tấn rau, 70 – 80 triệu tấn trái cây. Ngoài nguồn cung nội khối, mỗi năm EU nhập khẩu thêm khá nhiều rau, quả, nhất là trái cây nhiệt đới như thanh long, xoài, vải, chuối, chanh leo, bơ, dừa, dứa…Tuy vậy, rau quả Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 0,4% thị phần tại EU. So với các nước trong khu vực như Thái lan, Malaysia, Philippines…Trái cáy Việt Nam còn kém cạnh tarnh về gái cả, thời gian giao hàng..Còn so với các nước xuất khẩu trái cây từ Nam Mỹ như Brasil, Peru, Panama, Ecuador…trai cây Việt Nam sang EU càng kém cạnh tranh hơn.

EU là thị trường lớn và tiềm năng cho hàng rau quả Việt Nam nhưng đây là thị trường yêu cầu cao với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng cao sản phẩm là những vấn đế quan trọng mà EU quan tâm. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm EU hạn chế sử dụng một số hóa chất, do đó, sản phẩm nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ.

Mới đây, Hội đồng Châu Âu (EC) cho biết sẽ xem xét tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trong quả thanh long Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU, sau khi phát hiện có lạm dụng thuốc trừ sâu từ các vùng trồng thanh long ở Việt Nam.

Do đó, để có thể đây mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả vào thị trường EU, sản xuất rau quả của Việt Nam nói chung, và thanh long nói riêng cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch. Ngoài ra, các sản phẩm cần phải đạt chuẩn HACCP hay Global GAP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý tới xu hướng tăng tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ vì ngày càng nhiều người tiêu dùng EU thích các sản phẩm thực phẩm được sản xuất và chế biến bằng phương pháp tự nhiên. Nếu làm tốt về chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm dịch, bảo quản…rau quả nhiệt đới Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng thị phần  tại EU. Số liệu thống kê cho thấy, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU đã tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2018, với mức tăng 9,2%.

+ Thủy sản:

Mặc dù gặp khó khăn từ việc bị thẻ vàng từ EU đối với hải sản khai thác, 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU vẫn tăng trưởng mạnh 21,8%, so với 6 tháng năm 2017. Trong đó, EU hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đang khá thuận lợi do tôm Ấn Độ (mặt hàng cạnh tranh chính của tôm Việt Nam tại EU) gặp khó khăn trên thị trường EU và đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được lựa chọn thay thế.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam có lợi thế được hưởng mức thuế GSP từ EU mà Thái Lan và Trung Quốc không có. Đặc biệt, với hiệp định thương mại tự do Việt Nam với EU (EVFTA) sắp có hiệu lực, mặt hàng tôm của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu vì theo cam kết mặt hàng tôm sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.

Trong khối EU, Anh được đánh giá là nhà nhập khẩu tôm có tiềm năng tăng trưởng mạnh của Việt Nam. Mỗi năm quốc gia này nhập khẩu trung bình khoảng 900 triệu USD tôm.

Trong 3 năm trở lại đây, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục từ 114,6 triệu USD năm 2014 lên 210,6 triệu USD năm 2017, tăng gần 84%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Anh có xu hướng ngày càng tăng do Anh đẩy mạnh nhập khẩu tôm nước ấm nhờ giá phải chăng để thay thế cho tôm nước lạnh có giá ngày càng tăng do các nước khai thác liên tục cắt giảm hạn ngạch khiến sản lượng sụt giảm. Anh cũng được đánh giá là thị trường có mức sống cao nên người tiêu dùng nước này không chỉ lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao tiện lợi mà còn chú ý đến tiêu chí bền vững của sản phẩm. Do vậy, các doanh nghiệp nên lưu ý tiêu chí này để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Cùng với đó, vấn đề lớn nhất đối với ngành thủy sản Việt Nam hiện nay là phải đẩy mạnh các giải pháp khắc phục thẻ vàng của EU. Vừa qua, sau 10 ngày trực tiếp sang Việt Nam kiểm tra công tác khắc phục « thẻ vàng » đối với thủy sản đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU), đoàn thanh tra Ủy ban Châu Âu (EC)ghi nhận những nổ lực và tiến bộ của Việt Nam đối với việc thực hiện  các cảnh báo khai thác IUU. Tuy nhiên, khi kiểm tra thực địa đoàn thanh tra EC cho rằng tình hình thực hiện chống khai thác IUU của Việt Nam triển khai trên thực tiễn tại các địa phương còn chưa được cải thiện đáng kể.

Việc cấp chứng nhận, xác nhận sản phẩm thủy sản khai thác còn sai sót, hệ thống giám sát tàu cá chưa đáp ứng được yêu cầu, tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp, mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm khai thác IUU còn thấp, chưa tạo được sự răn đe, chưa tương đồng với một số nước trong khu vực và quốc tế. EC gia hạn thêm thời gian đến thàng 1/2019 để Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp.

Một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong 5 tháng đầu năm 2018

 

Tên hàng

5 tháng đầu năm 2018 (nghìn USD)

5 tháng đầu năm 2017 (nghìn USD)

So sánh (%)

Tôm các loại

328.628

227.346

44,5

Cá tra, basa

90.254

79.591

13,4

Cá ngừ các loại

58.109

46.967

23,7

Cá đông lạnh

29.126

26.478

10

Mực các loại

22.841

35.483

-35,6

Nghêu các loại

20.233

24.360

-18,6

Bạch tuộc các loại

7.794

4.028

93,5

Sò các loại

2.917

1.476

97,6

Ghẹ các loại

2.638

5.936

-55,6

Surimi

2.411

3.732

-35,4

Hải sản khác

2.140

2.453

-12,7

Cua các loại

506

471

7,5

Cá khô

377

189

99,6

Thủy sản làm cảnh

311

505

-38,5

Bong bóng cá

192

 

 

Măm

102

400

-77,7

 

(Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp số 13/2018 – Cục Công Thương địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)