Nông sản Việt Nam tại thị trường nội địa vẫn còn nhiều nút thắt
Những năm vừa qua, thị trường nông sản nội địa có những bước phát triển nhanh chóng, điển hình là gạo, thịt, trứng, cá, tôm, rau quả…Mặc dù vậy các mặt hàng nông sãn Việt đã và đang ngày càng đáp ứng tốt hơn thị trường nội địa nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều nút thắt cần phải được tháo gỡ mới có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước trong khi nhu cầu tiêu th5u hàng nông sản tại thị trường nội địa vẫn ở mức cao.

Responsive image
 

Tính đến năm 2016, tiêu dùng gạo bình quân đầu người cả nước đạt 8,5kg/người/tháng; trong đó, khu vực thành thị là 7,2kg/người/tháng thì ở nông thôn là 9,5kg/người/tháng. Xu hướng tiêu dùng gạo đang giảm trong các năm qua. Nếu như khoảng 10 năm trước lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người ở mức 150kg/người/năm thì đến nay chỉ còn 136 kg/người/năm.

Đồi với trái cây, tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian qua tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tính riêng trái cây nội địa hiện chiếm 85-90% tổng sản lượng sản xuất và trồng trọt, xuất khẩu chỉ đạt 10-15%. Các sản phẩm trái cây trong nước được ưa chuộng nhất là thanh long, sơri, bơ, xoài cát, sầu riêng, măng cụt…nhờ giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó lượng trái cây nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên. Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả trong 9 tháng 2017 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 78,2% so với cùng kỳ 2016, trong đ1o nhập khẩu trái cây là 809 triệu USD, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.

Đối với sản phẩm chăn nuôi, hiện chủ yếu vẫn là phục vụ thị trường nội địa. Tiêu thụ bình quân sản phẩm thịt hơi của Việt Nam 2016 khoảng 54,1kg/người/năm (theo Cục Chăn nuôi). Tiêu dùng các loại thịt đang có xu hướng tăng lên, bình quân trong giai đoạn 2010-2016, tốc độ tiêu dùng đạt 2%/năm, năm 2016 tăng 3,84%, trong đó thịt heo chiếm tỷ lệ lớn 70%, dù thịt bò và thịt gà chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng ổn định và nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm cũng tăng lên.

          Đối với sản phẩm thủy sản, tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt cả nước đạt khoảng 6 triệu tấn/năm, trong đó chế biến xuất khẩu khoảng 2,5 triệu tấn, chế biến cho tiêu thụ trong nước khoảng 500 ngàn tấn, tiêu dùng thủy sản tươi sống khoảng 1,6-1,8 triệu tấn/năm; còn lại được dùng làm thức ăn chăn nuôi và dùng vào việc khác.      

Mặc dùng lượng tiêu thụ sản phẩm lớn, nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường nội địa  vẫn còn nhiều khó khăn. Nha 2sa3n xuất luôn phải đối mặt với tình trạng “được mùa, mất giá”, nhà phân phối thì bị động vì hàng hóa cung ứng lệ thuộc vào mùa vụ, thời tiết, số lượng không ổn định. Người tiêu dùng phải chi trả quá cao so với giá gốc trong hàng hóa nông sản thiếu sự kiểm soát về chất lượng. Các chuỗi giá trị nông sản nội địa hiện có đặc điểm chung là chuỗi dài, lực lượng trung gia thương mại quy mô nhỏ, chưa được tổ chức và quản lý tập trung, dẫn đến độ trễ về thời gian và chất lượng trao đổi thông tin giữa người sản xuất và ngưởi tiêu dùng ngày càng lớn. Cùng với những khó khăn chung, các mặt hàng nông sản chủ lực của ta phải đối mặt với những vấn đề sau:

- Mặt hàng gạo: Theo quy định gạo xuất khẩu được áp thuế giá trị gia tăng 0%, trong khi gạo sản xuất , tiêu dùng trong nước phải chịu mức thuế suất 5%. Theo Bộ NN&PTNT, lượng gạo tiêu thụ tại thị trường bị áp thuế VAT 5% chỉ chiếm khoảng 15% lượng gạo sản xuất, phần còn lại qua kênh thương lái trôi nổi không chịu thuế. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp có đầu tư với nông dân làm gạo chất lượng cao cho thị trường nội địa phải trả thuế VAT đầy đủ, rất khó cạnh tranh với thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có chất lượng kém hơn. Chính vì thế mà không khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, đóng túi bán vào các cửa hàng, hệ thống phân phối, siêu thị.

- Đối với mặt hàng thủy sản, ngoài những doanh nghiệp xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản trong nước có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn ở mức thấp, không ổn định.Mặc khác, dù vấn đề chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đã được chú trọng hơn trước nhưng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ vẫn quan niệm rằng chất lượng sản phẩm nội địa không cần bằng chất lượng sản phẩm xuất khẩu, điển hình như tôm bơm agar, cá nhiễm kháng sinh cấm, mực xử lý thuốc tẩy trắng…đã làm cho niềm tin của người tiêu dùng trong nước bị giảm sút mạnh.

- Đối với mặt hàng trái cây, trái cây sản xuất trong nước đang phải chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại trái cây nhập ngoại, cả về giá và chất lượng. Theo đó, lượng trái cây ngoại nhập về Việt Nam ngày càng tăng mạnh. Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Thái Lan (57% thị phần), Trung Quốc (17,8% thị phần).  Nguyên nhân chính là do lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do về 0% cho các loại trái cây và đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Riêng nhập khẩu trái cây từ Thái Lan tăng mạnh, số lượng nhiều hơn trước là do Việt Nam tạm nhập, tái xuất sang Trung Quốc (chiếm trên 90%, còn lại tiêu thụ trong nước 10%). Mặt khác, một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện cho trái cây nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước là do nhu cầu tiêu thụ trái cây của người tiêu dùng trong nước khá lớn trong khi sản xuất trong nước khống đáp ứng được về sản lượng và chủng loại. Ngoài ra, các làm “ăn xổi” của một bộ phận thương nhân  ( ngâm rửa trái cây với chất chín nhanh…) đã làm giảm mạnh niềm tin về hình ảnh và thương hiệu trái cây nội trong mắt người tiêu dùng.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, tương tự như trái cây, niềm tin cùa người dân đối với sản phẩm chăn nuôi nội địa thấp hơn so với sản phầm nhập ngoại, chưa kể còn phải cạnh tranh về giá cả. Hiện giá thành sản xuất thịt heo của Việt Nam là 2,08USD/kg, trong khi của Mỹ là 1,41 USD/kg; giá thành sản xuất thịt bò của Việt Nam là 2,53USD/kg trong khi của Australia là 1,77USD/kg. Ngoài ra, hiện tượng mất cân đối cung – cầu, nhất là mặt hàng thịt heo; hoạt động quản lý an toàn thực phẩm còn yếu, việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt trong kênh phân phối còn hạn chế, đặc biệt là ở các chợ truyền thống, khâu phân phối lưu thông trên thị trường nội địa còn yếu kèm, sự thao túng của giới thương nhân và vận chuyển hàng hóa đã đẩy giá bán lên quá cao so với mức giá ban đầu.  

Nguyên nhân của tình trạng trên là do những rào cản, bất cập trong thể chế, quy định của ngành chăn nuôi, thủ tục đăng ký cấp phép đầu tư chăn nuôi phải qua 8 bước, về điều kiện vệ sinh chăn nuôi thú y, điều kiện giết mổ, cùng với những khó khăn bất cập khi vay vốn ngân hàng ….

Trong thời gian tới, nhằm đầy mạnh tiêu thụ nông sản trên thị trường nội địa cần thực hiện một số giải pháp như sau:

+ Đầy mạnh tuyên truyền, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư  vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản nội địa.

+ Tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá thành và giá bán các loại nông sản, giảm bớt chi phí trung gian.

+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập – tái xuất nông sản.

+ Khơi thông các điều kiện cơ bản để phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường hàng hóa chế biến có giá trị gia tăng cao như cơ sở hạ tầng, kho bãi, dịch vụ hậu cần, hệ thống chuỗi kho lạnh, các dịch vụ công, tín dụng, bảo hiềm, thanh toán hiện đại dọc chuỗi cung ứng…

+ Đẩy mạnh gia tăng giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thông qua liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết được từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo chất lượng mẫu mã, vị thế và vai trò của sản phẩm nông sản Việt Nam, đảm bảo cân đối cung cầu, có thể truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi.

Với lúa gạo cần tập trung khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp phát triển và xây dựng thương hiệu, đăng ký bản quyền, hỗ trợ doanh nghiếp phát triển các kênh phân phối gạo chất lượng cao cho thị trường nội địa; xem xét gảm thuế VAT xuống 0% cho các doanh nghiệp kinh doanh gạo trên thị trường nội địa; khuye61nh khích chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang các loại cây trồng khác cho thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Với mặt hàng trái cây, các cơ quan quản lý cần quy hoạch lại hoạt động sản xuất, kinh doanh trái cây ở địa phương đồng thời tuyên truyền ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.

Với sản phẩm ngành chăn nuôi, cần tiếp tục rà soát, quy hoạch lại các vùng chăn nuôi gắn với an toàn dịch bệnh, kiểm soát môi trường; có chính sách khuyến khích các mô hình chăn nuôi sạch, an toàn, liên kết khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ nguồn cung; áp dụng kinh nghiệm của các nước về phân vùng sản xuất với số lượng nhất định để hạn chế ô nhiễm môi trường và vượt cung.

Với sản phẩm thủy sản, không ngừng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng thủy sản của địa phương; củng cố và phát triển các chợ nông thôn; hình thành các chợ đầu mối nhăm khơi thông tốt thị trường; chú ý đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng hàng hóa; đăng ký tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phâm, cải tiến bao bì, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Tóm lại, có thể nói giải pháp quan trọng nhất là nâng cao chất lượng từ mức độ an toàn đến mẫu mã và đặc biệt là thương hiệu cho sản phẩm, trước hết để tạo niềm tin cho người tiêu dùng tiến tới chiếm lĩnh thị trường.

YN