Khảo sát thực địa An Giang tạo đột phá trong phát triển kinh tế bền vững
Nhận lời mời của tỉnh ủy An Giang, thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế, tạo đột phá trong phát triển kinh tế bền vững, đoàn khảo sát đề án của trường đại học fulbright đã tiến hành đi thực địa tại một số khu, điểm du lịch, vùng sản xuất, cửa khẩu… tại các huyện, thị thành trong tỉnh từ ngày 9/10 đến 13/10/2019.

Responsive image
 

 

Sáng ngày 12/10/2019 đoàn khảo sát của đề án tái cơ cấu kinh tế, tạo đột phá trong phát triển kinh tế bền vững do Ông Vũ Thành Tự Anh Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Thành phố Hồ Chí Minh chủ nhiệm chương trình, Ông Phan Chánh Dưỡng, giảng viên cao cấp của trường fulbright, ông Huỳnh Ngọc Nam, nghiên cứu viên cao cấp của trường fulbright, cô Trần Hương Giang thành viên của nhóm nghiên cứu cùng với sở ngành tỉnh gồm Phòng tổng hợp UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, sở VHTT&DL, Trung tâm Xúc tiến TM&ĐT đến khảo sát thực địa khu, điểm du lịch rừng tràm Trà Sư sau buổi khảo sát thực địa tại Khu du lịch Núi Cấm và Búng Bình Thiêng trước đó.

Tại buổi làm việc ở Khu du lịch rừng tràm Trà Sư, cùng với Ban quản lý rừng đặc dụng tỉnh, hạt kiểm lâm Trà Sư và giám đốc khu du lịch rừng tràm Trà Sư. Đoàn khảo sát được ông Thái Văn Nhân – giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh giới thiệu về sự hình thành và các đặc điểm của rừng tràm Trà Sư được hình thành và phát triển. Sự đa dạng dạng sinh học của các loài động thực vật cũng như công tác quản lý, bảo tồn và khai thác phát triển du lịch sinh thái tại đây.

Ông Đinh Văn Thái, giám đốc khu du lịch rừng tràm Trà Sư cho biết Khu du lịch Trà sư đã được cải tạo nâng chất một số cơ sở vật chất để tăng chất lượng dịch vụ như đầu tư xây dựng Bên tàu, nhà hàng, phòng vé, nhà vệ sinh và nạo vét kênh tuyến. Hiện Khu du lịch có 34 tắt ráng, 24 xuông chèo, đường bộ được đỗ bêtông láng nhựa, kè chống sát lở, xây cầu, trồng hoa... đặc sản bán tại đây có mật ông, đường Thốt Nốt, hàng thủ công Mỹ nghệ, hiện đang mời gọi thêm các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất hàng đặc sản khác trong tỉnh. Sắp tới Khu du lịch Trà sư sẽ đầu tư thêm vùng đệm ngoài bìa rừng làm dịch vụ câu cá, dịch vụ nông nghiệp. Lượng khách đến Trà sư tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm, trong đó khách quốc tế khoảng 28.000 lượt chiếm có 30% tổng lượt khách.

Responsive image
 

Ông Vũ Thành Tự Anh tư vấn thêm là làm du lịch sinh thái chú trọng đến môi trường xanh sạch còn có lưu ý tiềng ồn xe cộ, muỗi, côn trùng trong khu nghĩ dưỡng, chú ý đến đối tượng khách hàng, để người dân cùng tham gia, các đặc sản và sự cảm nhận của du khách. Du lịch phải lan tỏa, du khách ấn tượng được điều gì khi đến đây, như thắm thía về tâm linh, sinh thái, ngón ăn, thổi hồn vào sản phẩm các khu điểm du lịch.

Ông Phan Chính Dưỡng nêu vấn đề: đến đây mua cái gì? nếu ko đánh giá đúng thì sẽ đầu tư sai. 5 yếu tố của doanh thu là: vé, đi lại, ăn uống, các dịch vụ, mua sắm trong khu du lịch đâu là trọng số? cần phát triển các dịch vụ để doanh thu từ vé chiếm khoảng 50% tổng doanh thu chính.
Sau buổi thực địa Khu du lịch rừng tràm Trà sư, đoàn khảo sát tiếp tục đến khảo sát thực địa Khu du lịch Núi Sam- Châu Đốc và thực địa vùng sản xuất đậu nành rau tại huyện Châu Phú./.

Nguyên Thùy