ẤN TƯỢNG DU LỊCH LÀNG BÈ GẮN VỚI LÀNG CHĂM TRÊN NGÃ BA SÔNG CHÂU ĐỐC
Thành phố Châu đốc được xem là trung tâm du lịch của tỉnh An Giang, là cửa ngỏ giao thương quan trọng của tỉnh An Giang nói riêng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung với nước bạn Campuchia. Châu Đốc nổi tiếng với du lịch tâm linh, điểm nhấn là Miếu bà Chúa Xứ núi Sam gắn với Lễ hội cấp quốc gia thu hút hàng triệu lượt khách đến viếng bái. Cùng với các di tích, địa danh gắn liền với thời kỳ mở đất, các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta như kênh Vĩnh Tế, pháo đài trên núi Sam, căn cứ B2,... đã tạo nên thế mạnh của du lịch Châu Đốc.

Nằm cạnh trung tâm thành phố là ngã ba sông Châu Đốc, nơi ngư dân đã hơn trăm năm nuôi cá trên bè, cạnh làng chăm cổ kính đã tạo nên dòng du lịch ấn tượng với du khách trong và ngoài nước. Với phương tiện là các tàu, thuyền du lịch, du khách sẽ được trãi nghiệm 1 vòng bồng bềnh sông nước, tham quan và trải nghiệm cuộc sống của ngư dân trên các bè cá được đóng bằng gỗ kiên cố và đẹp mắt.

Đến với làng bè trên ngã ba sông Châu Đốc, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những dãy nhà bè trùng điệp nối tiếp nhau, khi thì thẳng hàng, khi thì nhô ra sông, khi thì nằm sát bờ, tạo nên một khu “phố trên mặt nước” khi thì lung linh, khi thì êm đềm.

Liền đôi bờ về hướng thị xã Tân Châu đó là làng Chăm Đa Phước và làng Chăm Châu Phong cổ kính, bình dị và độc đáo. Nơi đây là khu vực sinh sống của cộng đồng người Chăm theo dòng Islam. Khách nước ngoài lẫn trong nước đều tỏ vẻ ngạc nhiên và rất thích thú khi lần đầu đặt chân đến đây. Bởi do tập quán sinh sống của cộng đồng Chăm khá đặc biệt với văn hóa người kinh. Hầu hết nhà người Chăm đều là nhà sàn để tránh mùa nước lụt hàng năm, ẩm thực và vật dụng cũng có nét riêng biệt.

Để di chuyển từ tàu, thuyền lên xóm Chăm, khách phải đi trên những cây cầu ván do người Chăm tự xây dựng. Nó đơn giản nên tạo được nét thôn quê mộc mạc, càng làm du khách thích thú hơn khi đến nơi đây.

Cuối cùng, vẫn phải là những dịch vụ đi kèm với chuyến du lịch. Các sản phẩm thủ công của đồng bào người Chăm sẽ khiến du khách không thể không mua một hoặc vài món hàng về làm lưu niệm. Không đơn thuần chỉ là sản phẩm thủ công, mà những mặt hàng này nó cũng nói lên được nét văn hóa đặc trưng của cư dân bản địa nơi đây.

Thời gian tới, du lịch Châu Đốc sẽ xây dựng thêm các tour du lịch liên vùng trong khu vực và quốc tế cụ thể là: TP.Hồ Chí Minh – Châu Đốc – Phnompenh; Cần Thơ – Long Xuyên – Châu Đốc; Châu Đốc – Cần Thơ – Vĩnh Long.

Định hướng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, các cấp các ngành của tỉnh An Giang hiện đang rất quan tâm đến sự phát triển của nền công nghiệp không khói này. Đã có nhiều dự án được quy hoạch và mời gọi các nhà đầu tư du lịch đầu tư vào An Giang, nhiều chương trình, chính sách ưu đãi, phát triển du lịch đã được tỉnh xây dựng và áp dụng.

Thành Phố Châu Đốc còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch so với hiện tại. Và khu vực ngã ba sông Châu Đốc sẽ là nơi hội tụ các nhà đầu tư về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, nơi nghĩ dưỡng và hành hương của du khách. Vì thế, khu vực này cần xây dựng nên một môi trường du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Thứ nhất, cần phải xây dựng hệ thống bến tàu với nhiều cầu tàu và các dịch vụ kèm theo. Phục vụ các đoàn khách lớn, nhỏ từ các khu vực khác đến bằng đường thủy.

- Thứ hai, xây dựng điểm hỗ trợ thông tin du lịch cho du khách.

- Thứ ba, xây dựng đội thuyết minh viên tại điểm để truyền tải thông tin hấp dẫn nhất, chuẩn nhất đến du khách.

Với lượng khách đến Châu Đốc như hiện nay, cùng với các dự án, chương trình, chính sách phát triển du lịch của địa phương, Châu Đốc sẽ là cầu nối quan trọng và văn hóa, về kinh tế trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói rieng và với các nước Đông Nam Á nói chung.

 

Responsive image
 

 

Responsive image
 

 

Responsive image

(Du khách tham quan và trải nghiệm cho cá ăn trên bè)

 

Responsive image

(Làng bè Châu Đốc nhìn từ cầu Cồn Tiên)

 

Responsive image

(Người Chăm ghi lại các mực nước nổi hàng năm)

 

 

Responsive image

(Chiếc cầu ván dẫn khách vào làng Chăm)

 

Responsive image

(Khách nước ngoài rất thích sản phẩm thủ công của người Chăm An Giang)

 

Phú Quới