Tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Mỹ đạt mức cao kỷ lục
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải Quan, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, với kim ngạch đạt 3,36 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2017. Nhóm hàng này chiếm 14.7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ và chiếm 18,2% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2018.

Tính riêng trong tháng 6/2018, xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Mỹ đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với kim ngạch đạt 651,72 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng 5/2018 và tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu hạt điều, rau quả, gạo sang thị trường Mỹ giảm so với tháng trước, nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác đều tăng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng mạnh 25,4% so với tháng 5/2018.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất gỗ và các sản phẩm gỗ đứng dầu về kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 1,69 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ 2017 và chiếm 47,45% tổng kim ngạch hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của hạt điều cũng tăng khá mạnh 19,2%, hàng rau quả tăng 15,9%, chè tăng 16,6%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu cafe sang Mỹ giảm 24,1% , cao su giảm 20,4%, gạo giảm 7,9%. Trong khi đó, xuất khẩu hạt tiêu tăng 8 về lượng ngưng giảm mạnh 36,3% về trị giá so với cùng kỳ 2017 do giá giảm sâu.

Triển vọng xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang thị trường Mỹ

Mặt dù nhu cầu tại thị trường Mỹ ở mức cao, nhưng việc Chính phủ Mỹ liên tục đưa ra những rào cản kỹ thuật, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này, khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại việc giảm xuất khẩu vào thị trường này. Trong khi đó, căng thằng thương mại Mỹ - Trung được nhận định là sẽ tác động 2 chiều tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ bao gồm cả cơ hội cũng như khó khăn và thách thức.

                Cà phê: xuất khẩu cà phê của VIệt Nam sang thị trường Mỹ có khả năng sẽ phục hồi do nhu cầu ở mức cao và tồn kho cà phê ỡ Mỹ có dấu hiệu giảm. Theo Hiệp hội cà phê Mỹ, tồn kho dự trữ tại các cảng của nước này trong tháng 6/2018 đã giảm 23.366 lbs so với cuối tháng 5/2018, xuống còn 6.844.229 lbs. Trong khi đó, mức tiêu thụ của Mỹ và Canada được cung cấp từ các kho này ước khoảng 570.000 lbs/tuần.

                 Gỗ và sản phẩm gỗ: trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đang tăng trưởng khả quan, chiếm 36,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

                Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung với gói đánh thuế mới đây của Mỹ lên đến 200 tỷ USD, trong đó mặt hàng đồ gỗ phải chịu thuế 10%, mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam.

                Trong trường hợp Trung Quốc bị ảnh hưởng bất lợi bở căng thẳng thương mại thì sẽ mở ra cơ hội các nhà cung cấp khác vào Mỹ, trong đó có Việt Nam.

                Về rủi ro thị trường, hàng năm Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam một lượng lớn dăm gỗ để sản xuất ván nhân tạo và bột giấy. Do đó, khi có sự biến động bất lợi, xuất khẩu dăm gỗ sẽ đứng trước nguy cơ giảm do Trung Quốc giảm sản xuất.

                Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Mỹ, tận dụng nguồn lao động giá rẻ, ưu đãi trong phát triển công nghiệp chế biến gổ của Việt Nam, gần đây một số doanh nghiệp Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ của Việt Nam. Điều này cũng dẫn đến những lo ngại ngành đồ gỗ xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, đặc biệt những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu Mỹ ap dụng các biện pháp phòng vệ đối với đồ gỗ Việt Nam điều đó sẽ tác động rất lớn đến toàn ngành.

                Để hạn chế rủi ro từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ của các hàng hóa xuất khẩu; theo dõi các danh mục hàng hóa bị áp thuế của Mỹ và Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội và hạn chế rủi ro. Đồng thời, doanh nghiệp cần nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và giảm giá thành để năm bắt cơ hội tăng thị phần tại Mỹ.

                Thủy sản: Trước những rào cản thương mại từ phía Mỹ đặt ra đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ là tôm và cá tra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian qua gặp không ít khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017 do giá cá tra tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, rào cản thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn vẫn được cho là hai khó khăn chính khiến rất ít doanh nghiệp cá tra bám trụ lại được thị trường này.

                Đối với cá ngừ, trong bối cảnh cạnh tranh tại thị trường Mỹ ngày càng gay gắt, nhu cầu tiêu thụ giảm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới sẽ không khả quan.

                Kết quả xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tah1ng đầu năm 2018 nhìn chung tương đối khả quan. Việc Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và chương trình thnah tra  cá da trơn khiến xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ bị thu hẹp nhưng đơn giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng mạnh (tăng 32,9%) cho thấy sản phẩm cá tra của Việt Nam vẫn được người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ ưa chuộng. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh lại sản xuất cho phù hợp với những yêu cầu của thị truồng thế giới.

                Dự báo, xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ khởi sắc hơn trong 6 tháng cuối năm 2018, nhờ nhu cầu cao từ thị trường nhập khẩu cũng như tăng cơ hội xuất khẩu sang Mỹ do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

                Hàng rau quả: Mỹ đang là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong đó, thanh long là mặt hàng được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong 6 tháng đấu năm 2018 với kim ngạch đạt 23,07 triệu USD, tăng 62,9% so với cùng kỳ năm 2017.

                Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu vú sữa của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng tới 7.463%, Chôm chôm tăng 62,6%, Mãng cầu tăng 236,8%.

Hiện nay, Mỹ đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam. Đây được xem là thị trường xuất khẩu xoài tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới bởi hàng năm Mỹ phải nhập khẩu gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ như Mexico, Peru, Ecuador, Braxin và Guatemala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại bang Florida và Hawaii cùng một lượng nhỏ tại bang California và Texas.

  Như vậy, tiềm năng của quả xoài Việt Nam vào thị trường Mỹ là rất lớn. Hiện  sản lượng xoài trồng ở Mỹ mỗi năm chỉ được khoảng 3.000 tấn, bằng 1/100 số lượng phải nhập khẩu hàng năm. Trong khi đó, chất lượng xoài của Việt Nam không thua kém các nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Theo số liệu thống kê của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng quả và quả hạch (mã HS08) của nước này trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 8,357 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung mặt hàng lớn thứ 4 tại Mỹ. Tốc độ nhập khẩu tăng trưởng 41,1% trong 5 tháng đầu năm 2018, nên thị phần mặt hàng quả và quả hạch của Việt Nam tại Mỹ tăng từ 4,6% tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2017 lên 6%.

Tham khảo một số mặt hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ (Đvt: nghìn USD)

 

Tên hàng

6 tháng đầu năm 2018

6 tháng đầu năm 2017 (%)

Thanh Long

23.069

62,9

Dừa

4.309

7,6

Ngô

3.964

22,4

Hạt dẻ cười

2.494

 

Nấm rơm

2.326

-11,2

Nhãn

2.270

-39

Dứa

2.209

-22,7

Vú sữa

1.833

7.463,2

Cơm dừa

1.753

306,8

Chôm chôm

1.626

62,6

Đậu phộng

1.215

75,4

Rau củ

1.146

-21,9

Mãng cầu

971

236,8

Nho

936

-38,9

Trái cây

791

-11,8

Hạnh nhân

733

481,6

Xoài

695

121,5

Ớt

686

-6

Tỏi

574

-82,5

                                                                                                                (Tính toán từ số liệu Tổng Cục Hải quan)

 

         (Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Thông tin thị trường thùy sản  số  14/2018 và kỳ 1 tháng 7/2018 “– Cục Công nghiệp địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)