KHẢO SÁT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH AN GIANG
Ngày 6 đến ngày 8/10/2020, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (SaiGonTourist) khảo sát phát triển các sản phẩm du lịch của tỉnh An Giang.

Responsive image
 
 
Đoàn đã tổ chức đến khảo sát các khu, điểm, dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện Tri Tôn. Văn hóa đồng bào Khmer là nét nổi bật của vùng sơn cước này. Các chùa lưu giữ bộ Kinh lá Buông tạo được sự độc đáo về văn hóa nghệ thuật viết kinh trên lá buông của các sư trụ trì trong chùa Khmer. Các làng nghề đặc trưng như: nghề nấu đường thốt nốt, cốm dẹp, các loại bánh dân gian, nghề làm cà ràng. Quần thể các hồ nước quanh núi Cô Tô tạo nên các điểm vệ tinh và thu hút giới trẻ về chụp ảnh chekin. Khu liên hợp văn hóa, thể thao và du lịch hồ Soài Chek nằm dưới thung lũng núi Tô tạo điểm nhấn cho địa phương khi quy hoạch phát triển du lịch.
Cây di sản: cây me chua trên 500 tuổi, cây dầu rái trên 700 tuổi có thể quy hoạch và đưa vào các chương trình du lịch cho khách thập phương.
Quần thể trên 3.000 cây thốt nốt trên các ruộng lúa, bên cạnh phum, sóc của đồng bào Khmer tạo tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa, trãi nghiệm với các tour treking bằng xe đạp, đi bộ, xe thồ.
Ẩm thực Tri Tôn phong phú với các món ăn đặc trưng dân dã và truyền thống của đồng bào Khmer như: cháo bò, gà đốt sả, gà hấp lá chúc, cốm dẹp, bánh katum, bánh bò thốt nốt, kèm theo đó là món thốt nốt tươi đặc trưng của vùng.
Tịnh Biên là huyện thứ 2 thuộc vùng Bảy Núi An Giang. Với nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm đặc trưng của Núi Cấm, các loại hình du lịch mới như du lịch theo mùa, tham quan các vườn cây ăn trái, các mô hình homestay bên sườn núi với tầm nhìn cảnh quan xanh đẹp của thung lũng phía dưới. Không khí mát mẻ, trong lành kèm với những vầng mây thường xuyên xuất hiện trên núi Cấm là một lợi thế của du lịch trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các đặc sản của núi Cấm như: bánh xèo rau rừng, măng tre, su non, các loại trái cây núi là các món ẩm thực mang tính đặc trưng của vùng núi Cấm, tốt cho sức khỏe. Phương tiện di chuyển lên núi đa dạng: cáp treo, xe dịch vụ lữ hành và xe ôm để đi vào các vồ, các ngõ ngách trên núi. Lòng hồ Thủy Liêm được bao bọc xung quanh với các điểm nhấn tâm linh chùa Phật Lớn, tháp xá lợi, tượng phật Di Lặc, kiến trúc chùa Vạn Linh.
Thiên nhiên xanh mát của rừng tràm Trà Sư là điểm đến hầu hết của các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước khi xây dựng chương trình tour về An Giang. Cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam, hệ thống sinh động vật phong phú, thiên nhiên trong lành, ẩm thực Đoàn khảo sát đến làm việc với đại diện của Trà Sư để nắm thêm các thông tin mới về Trà Sư, các tour của Trà Sư chuẩn bị đưa vào khai thác tuyến đập tràn Trà Sư.
Kết thúc chuyến khảo sát, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đoàn Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cùng nhau đưa ra các ý kiến đóng góp hết sức thiết thực đối với việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới của tỉnh An Giang.
Đây là một mắc xích nhỏ trong công tác ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long. Ngành du lịch An Giang hy vọng rằng, sau chuyến khảo sát sẽ hình thành mới một số tour mang nét mới, tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính đột phá để cùng nhau phát triển ngành giữa hai địa phương.
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Phú Quới