Kinh nghiệm kinh doanh hải sản tại thị trường Úc
Vừa qua, trong buổi họp tại Văn phòng Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc, ở Sydney với các đại diện đến từ Cần Thơ, Việt Nam. Ông Norman Grant - Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc đã cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam về kinh nghiệm kinh doanh hải sản tại thị trường Úc.

Responsive image
 

Nhu cầu về hải sản của thị trường Úc

Úc tiêu thụ hải sản xấp xỉ các nước châu Âu, hàng năm Úc phải nhập khẩu 75% lượng hải sản và người dân Úc đang ăn ít hơn 40% lượng hải sản mà các nhà chức trách về sức khỏe khuyến cáo, điều này có nghĩa thị trường Úc có thể tiêu thụ thêm ít nhất 1 triệu tấn hải sản/năm. Để thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần phải nổ lực hơn nữa làm tăng thêm nhu cầu.

Thói quen tiêu dùng hải sản của người dân Úc

Nói về thói quen tiêu dùng hải sản của người Úc, khoảng 50% lượng hải sản tại Úc được tiêu thụ thông qua các nguồn bán lẻ hay siêu thị, còn khoảng 50% còn lại được tiêu thị tại các dịch vụ ăn uống như nhà hàng, tiệm cà phê…có nghĩa là hải sản đã được chế biến để ăn hoặc các đầu bếp nấu và hầu hết chúng đều là các sản phẩm GTGT, nên chúng được sử dụng trong các loại sản phẩm như dimsum và một vài sản phẩm khác.

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hải sản việt nam

Thông thường thì người dân Úc thích các loại cá nước mặn, do Úc được bao quanh bởi đại dương, người dân Úc không thật sự quen thuộc với các loại cá nước ngọt bởi ở Úc không có các dòng sông suối lớn như ở Việt Nam. Tuy vậy cá basa lại rất nổi tiếng, nhưng chúng rất rẻ do có quá nhiều sự cạnh tranh và quá nhiều nhà cung cấp. Để chiếm được thị phần trên thị trường, rất nhiều nhà cung cấp Việt Nam và nhà nhập khẩu Úc đã hạ cân nặng của các lô cá, ví dụ như mỗi gói cá có cân nặng 01kg nhưng thực tế chỉ cân nặng 850gam (85%) và để làm được điều đó họ đã bơm thêm các loại hóa chất nước vào cá, việc làm đó không chỉ giống với việc cướp tiền của khách hàng mà nó còn hủy hoại chất lượng của sản phẩm và khiến cho cá không thích hợp cho một số loại sản phẩm và phá hủy tên tuổi của không chỉ loại cá đó mà còn cả nhãn hàng Việt Nam và cá basa chính là trường hợp không nên làm khi doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường Úc.

Một điều doanh nghiệp cần lưu ý, loại hải sản số 1 tại Úc là tôm, người Úc thích ăn tôm hơn bất cứ loại hải sản nào khác, vậy mức độ xếp loại của các loại hải sản tại Úc là tôm đứng số 1, cá hồi Tasmania số 2, cá barramundi số 3 và cá basa số 4. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể quảng bá hải sản rất tốt tại thị trường Úc, vd như Cà Mau đang phát triển rất tốt sản phẩm tôm hữu cơ và đây là trường hợp khá thành công khi quảng bá tại thị trường Úc

Làm thế nào để quảng bá hải sản tại thị trường Úc?

Điều đầu tiên là doanh nghiệp cần 01 chủ đề, Cà mau đã sử dụng chủ đề “hữu cơ” cho các sản phẩm cũng như sản phẩm thâm canh của mình, đó là ý tưởng hay và doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình “một câu chuyện hậu trường” (câu chuyện phía sau sản phẩm của doanh nghiệp). Người tiêu dùng tại Úc muốn biết sản phẩm họ tiêu dùng đến từ đâu, câu chuyện về những người đã nuôi trồng sản phẩm đó, môi trường...vì vậy, “câu chuyện hậu trường” có thể là câu chuyện về một làng sản xuất nhỏ hoặc về những hương vị mới hay việc kinh doanh đã giúp những gia đình nghèo khó như thế nào, doanh nghiệp hãy ghi hình lại để có thể sử dụng cho chiến dịch quảng bá sau này.

Điều tiếp theo là doanh nghiệp phải tìm cho mình một đối tác đáng tin cậy (các nhà nhập khẩu) sẽ giúp doanh nghiệp phân phối sản phẩm tại Úc và thực hiện các hoạt động quảng bá, doanh nghiệp đừng làm việc với quá nhiều đối tác hãy chọn cho mình chỉ một nhà cung cấp và một nhà nhập khẩu để bắt đầu, nếu doanh nghiệp làm việc với quá nhiều đối tác tại thị trường Úc, họ sẽ bắt đầu cạnh tranh với nhau và đều đó có thể dẫn đến những tình huống phức tạp, phản năng suất. Vậy, doanh nghiệp chỉ nên bắt đầu với 1 hoặc 2 công ty, tiếp theo doanh nghiệp quyết định định vị sản phẩm của mình ở đâu, vd nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu một sản phẩm đã có mặt tại Úc, thì thanh tiêu chuẩn cho sản phẩm đã được đặt ra sẳn rồi, tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn bán một sản phẩm mới, thì tốt nhất là doanh nghiệp nên bắt đầu từ thị trường cao nhất, bắt đầu với sản lượng thấp, giá cao, sản phẩm đặc biệt, chất lượng tuyệt hảo, bắt đầu nhỏ thôi và gầy dựng tên tuổi của mình. Nếu đó là một giống hải sản mới, thì doanh nghiệp cần gầy dựng “thương hiệu giống”, nó không giống như thương hiệu công ty mà là giúp cho khách hàng hiểu về một giống cá nhất định, vd cá hồi đại tây dương...và khi người tiêu dùng hiểu về giống đó, họ biết về thương hiệu giống đó, chúng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, rồi doanh nghiệp có thể gầy dựng thương hiệu công ty, rất nhiều nhà cung cấp Việt Nam đang tiến tới bước này. Vậy, điều mà doanh nghiệp nên làm là nỗ lực và định vị sản phẩm của mình với những người mua lớn, nhà hàng tốt, hay các cửa hàng bán lẻ tốt phụ thuộc vào thị trường mà doanh nghiệp chọn và xây dựng một thanh tiêu chuẩn cao cho sản phẩm đó, ngược lại nếu như doanh nghiệp bắt đầu với sản phẩm có chất lượng thấp và bán sản phẩm của mình với giá rẻ, sẽ rất khó để doanh nghiệp thoát khỏi đó vì nó đã trở thành tiêu chuẩn của doanh nghiệp và đó là vấn đề rất lớn đối với các nhà cung cấp, kể cả đối với những công ty có chất lượng sản phẩm rất tốt để phát triển lên thị trường cao hơn bởi thanh tiêu chuẩn đã được đặt ra khá thấp. 

Vậy, ý tưởng là chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ở mức cao, kể cả khi doanh nghiệp mới bắt đầu với sản lượng nhỏ, tập trung vào những “người có tầm ảnh hưởng” (influencer), hãy tìm ra những “người có tầm ảnh hưởng”, những nhà hàng hay cửa hàng và đi theo họ. Một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó là, nếu như doanh nghiệp mở thị trường tại Úc thì những doanh nghiệp khác sẽ đến và cạnh tranh với doanh nghiệp bằng sản phẩm của họ và doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng phải đối mặt với quá nhiều sự cạnh tranh, nhưng nếu như doanh nghiệp bắt đầu với thị trường cao cấp và sản phẩm chất lượng cao thì sẽ rất khó cho các nhà cung cấp khác cạnh tranh với sản phẩm rẻ tiền và chất lượng thấp hơn vì người tiêu dùng hầu như đều đã biết được chất lượng sản phẩm như thế nào và có thể dễ dàng biết rằng những sản phẩm cạnh tranh đó là không tốt, nếu doanh nghiệp không bắt đầu với thị trường cao cấp, khách hàng sẽ không biết chất lượng sản phẩm là gì và họ sẽ không có gì để so sánh cả. Chính vì vậy, việc doanh nghiệp bắt đầu với thị trường cao cấp là rất quan trọng.

Một số gợi ý cho sản phẩm thủy sản Việt Nam

Thứ nhất, để bắt đầu quá trình quảng bá, điều đầu tiên là doanh nghiệp phải tự tìm hiểu xem liệu sản phẩm này, loại hải sản này, giống này có phù hợp với thị trường Úc hay không.

Thứ hai, nếu doanh nghiệp đến thị trường Úc và xác định rằng sản phẩm của mình phù hợp với thị trường tại đây thì doanh nghiệp cần xem lại cơ sở sản xuất của mình tại việt nam, điều đầu tiên doanh nghiệp cần xem xét là môi trường, xem môi trường đó chứa đựng loại chất nào, có gây ra vấn đề sau này không: hóa chất, kháng sinh, thuốc trừ sâu, kim loại nặng trong môi trường hay các loại chất có trong không khí...doanh nghiệp cần nhận thức được trong môi trường có những cái gì, vì các chất đó sẽ tồn tại trong các loại cá và sẽ gây vấn đề khi doanh nghiệp xuất khẩu chúng vào thị trường Úc, vì các nhà chức trách Úc sẽ kiểm tra tất cả các loại cá khi chúng cập bến biên giới Úc và điều đó sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của loài cá, nên doanh nghiệp phải luôn nắm được liệu môi trường để nuôi trồng các loài cá đó có “sạch” không, nếu có thì doanh nghiệp nên có những chứng nhận về điều đó và trường hợp tương tự cũng diễn ra đối với sự bền vững, khách hàng tại Úc muốn tìm hiểu về việc sản phẩm của họ tới từ đâu và họ muốn biết rằng liệu nó bền vững không, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải giải quyết vấn đề đó, đạt những chứng chỉ quốc tế như Global GAP...

Thứ 3, doanh nghiệp cần để ý đó là phúc lợi lao động, là phúc lợi cho những công nhân làm việc trong chuỗi cung ứng, nhà máy, nông trại...và doanh nghiệp cần chứng chỉ cho việc đó. Có một luật cơ bản tại thị trường Úc yêu cầu tất cả các nhà cung cấp trên toàn thế giới phải tuân theo đó là “bằng để hoạt động”, nó không phải làm một loại bằng bắt buộc theo quy định như bằng lái xe mà là một loại “bằng xã hội” đó là thứ mà cộng đồng tiêu dùng tại Úc mong đợi người bán hàng sẽ tuân theo, doanh nghiệp hãy làm quen với việc đó và điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp có thể sẽ làm việc với các tổ chức phi chính phủ về môi trường tại Việt Nam và có khá nhiều tổ chức có thể có ích cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có thể chứng minh rằng việc sản xuất cá của mình là bền vững thì các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phi chính phủ về môi trường sẽ rất vui được giúp đỡdoanh nghiệp và điều đó sẽ giúp tăng độ tin tưởng cho các sản phẩm của doanh nghiệp, đây là sự kết hợp rất thành công và nếu doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó thì rất tuyệt vời. Một điều khác đó là, đôi khi tại Việt Nam trong các hoạt động nông ngư nghiệp doanh nghiệp có thể nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức này cũng có thể giúp ích trong việc giành được “bằng xã hội” đưa ra lời khuyên và giúp bạn gầy dựng được danh tiếng tốt khi bạn xuất khẩu hàng vào thị trường Úc.

Sản phẩm chế biến

Điều tuyệt vời tại Việt Nam, đó là các doanh nghiệp có nhà máy chế biến hiện đại nhưng điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải nghĩ đến đó là thị trường mong muốn cái gì? vì vậy các doanh nghiệp trước khi tiến hành chế biến sản phẩm, cần phải nghiên cứu thị trường trước: kích cỡ của khẩu phần ăn, đóng gói sao cho sản phẩm khi đưa ra thị trường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Một vấn đề lớn mà các nhà cung cấp thường gặp phải là họ tìm đến nhà sản xuất trước, sản xuất sản phẩm rồi mới đưa ra thị trường và cuối cùng thì sản phẩm đó không phù hợp với thị trường, thế nên doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường Úc trước rồi đảm bảo mọi việc tại nhà máy sản xuất diễn ra đúng và khi doanh nghiệp đã hoàn thành toàn bộ các công đoạn đó, doanh nghiệp có một sản phẩm sẵn sàng để bán, để chuyển đến thị trường Úc và có thể tiến hành hoạt động quảng bá tại đây, vd như Công ty Vĩnh Hoàn đã thuê đầu bếp giỏi người Úc tư vấn các món ăn chế biến trong thực đơn gia đình của người dân Úc, trên cơ sở đó công ty chế biến rồi xuất khẩu qua Úc.

Một trong những chiến dịch quảng bá thành công nhất tại Úc là “quảng bá vùng”, khách hàng muốn biết họ sử dụng sản phẩm đến từ đâu và một số thương hiệu, không chỉ là thương hiệu công ty mà là những thương hiệu cho người tiêu dùng dễ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, không cần thiết phải là thương hiệu quốc gia Việt Nam nhưng tất nhiên việc nhận được sự ủng hộ từ chính quyền là rất tốt.

Theo Norman Grant - Chủ tịch Hiệp hội các nhà nhập khẩu thủy sản Úc