CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ PHỔ BIẾN NGHỊ QUYẾT SỐ 19/2018/HĐND VỀ BAN HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG
Với nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch, đa dạng các loại hình du lịch, đa sắc màu văn hóa dân tộc, du lịch được An Giang chọn định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Nhìn qua các năm, nếu như 2018, lượt khách du lịch đến An Giang đạt 8,5 triệu lượt, thì năm 2019 đã đạt 9,2 triệu lượt khách đến tham quan, tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2018, ước đạt 100% so với kế hoạch. Doanh thu từ du lịch ước khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 14,85% so với vùng kỳ năm 2018, ước đạt 100% so với kế hoạch đã đề ra.

Responsive image
 

 

Nhìn vào con số lượt khách và nguồn thu từ du lịch, hầu hết các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu, các trường đào tạo, ban ngành và các doanh nghiệp về du lịch đều thắc mắc vì sao lượt khách tham quan nhiều nhưng nguồn thu lại ít. Và cũng chính những ai thắc mắc về điều này cũng hiểu được rằng, An Giang có thế mạnh về du lịch tâm linh, từ đó, nguồn thu về du lịch cũng không được cao như những loại hình du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, khám phá,...và một số loại hình du lịch khác.
Đây là bài toán mà tỉnh An Giang cần phải giải quyết, cần xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ để thu hút và giữ chân du khách lưu lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, tăng nguồn doanh thu cho từng cá nhân, tổ chức nói riêng và cả tỉnh nói chung. Để thúc đẩy và tạo tiền đề cho sự phát triển các sản phẩm du lịch đó, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, Ngành đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình để thúc đẩy phát triển dịch vụ, sản phẩm du lịch để năng cao chất lượng phục vụ du khách. Chính vì thế, ngoài công tác quản lý, xây dựng cơ cấu, chính sách phát triển, năm 2018 vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh đã xây dựng nghị quyết ban hành quy định các chính sách hỗ trợ đàu tư phát triển du lịch của tỉnh.

(Ảnh: phổ biến nghị quyết 19 đến các ban, ngành, đơn vị quản lý, kinh doanh ngành du lịch)

Trong nghị quyết nêu rõ được những nội dung chính sách hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ thực hiện các dự án đầu tư phát triển dịch vụ du lịch bao gồm:
+ Xây dựng cơ sở lưu trú: hỗ trợ với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp cơ sở lưu trú du lịch theo đúng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Xây dựng nhà hàng kết hợp bán đặc sản An Giang đạt chuẩn phục vụ du lịch: xây dựng mới nhà hàng trong các khu điểm du lịch trọng điểm của tỉnh có diện tích từ 200m2 trở lên đáp ứng năng lực phục vụ tối thiểu 100 khách cùng một lúc.
+ Xây dựng khu mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch: hỗ trợ nhà đầu tư xây dựng mới khu mua sắm trong các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh hoặc trạm dừng chân.

(Ảnh: điểm mua sắm đặc sản tỉnh An Giang của công ty Antesco)

+ Xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn tại các khu điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, trạm dừng chân đã được tỉnh công nhận. Hỗ trợ đầu tư xây mới nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch , khu vui chơi giải trí , trạm dừng chân đã được tỉnh công nhận.
+ Đầu tư khai thác du lịch sông nước. Hỗ trợ đầu tư khai thác tuyến du lịch đường sông trên địa bàn có giá trị về văn hóa, lịch sửi, cảnh quan, đủ điều kiện tổ chức đầu tư khai thác du lịch đã được cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát đánh giá tiềm năng, đảm bảo điều kiện về tính khả thi khai thác, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

(Ảnh: tuyến du lịch sông nước Châu Đốc – Làng bè – làng Chăm)

- Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trong đó là:
+ Kinh doanh loại hình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê – loại hình homestay tại các xã, phường, thị trấn, nơi có giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan, môi trường đủ điều kiện khai thác du lịch. Homestay có quy mô đón, phục vụ tối thiểu từ 20 khách trở lên, với mức hỗ trợ từ 50 đến 80 triệu đồng mỗi dự án.

(Ảnh: Home stay Phước Nguyên phục vụ khách quốc tế tại Cù Lao ổng Hổ)

+ Hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển loại hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh An Giang với chính sách ưu đãi hỗ trợ 50% lãi suất với số tiền lên đến 2 tỷ đồng.

(Ảnh: các sản phẩm và dịch vụ tại làng bè Châu Đốc)

Bên cạnh việc xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư du lịch, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch An Giang bằng nhiều hình thức, nhiều thông tin, nhất là chú trọng các kênh truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, thường xuyên cập nhật, đăng tải thông tin về du lịch trên website của Trung tâm, tăng cường chia sẻ thông tin đăng trên website qua trang Facebook. Rà soát, tổng hợp và cập nhật thông tin, hình ảnh du lịch để hình thành cơ sở dữ liệu và tiếp tục duy trì, quảng bá, nâng cao chất lượng hoạt động của Điểm hỗ trợ du khách. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, báo An Giang và các tờ báo lớn trong nước để thực hiện chuyên đề du lịch và các bài báo quảng bá du lịch hàng tháng. Thiết kế, tái bản, và nghiên cứu thực hiện mới các loại ấn phẩm quảng bá du lịch như địa chí, bản đồ du lịch, tờ rơi, các tour du lịch nội tỉnh, đặc sản ẩm thực An Giang theo phong cách chuyên nghiệp, hiện đại, thu hút được quan tâm của du khách...

(Ảnh: quảng bá du lịch An Giang tại Hội chợ quốc tế ITE tp.HCM)

Nghị quyết cơ bản đã ban hành được một số quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của An Giang. Tuy vậy, cần phải kèm theo các hướng dẫn cụ thể từ các sở, ban, ngành có chức năng để các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, nhà đầu tư hiểu rõ hơn để nắm bắt, thực hiện và làm đúng theo các yêu cầu đã nêu ra trong nghị quyết.

Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 
Responsive image
 

Phú Quới