Dự báo trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản tăng 20%
Xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản trong 9 tháng qua có tốc độ tăng trưởng khá tích cực nhờ nhu cầu nông sản trên thị trường thế giới gia tăng trong điều kiện chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, đình công diễn ra tại nhiều nước, áp lực tồn kho tại thị trường quốc tế giảm cùng với nhu cầu cao và phục hồi kinh tế tại các thị trường lớn tại Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, lũ lụt nghiêm trọng tại Bangladesh khiến nước này thiệt hại khoảng 1 triệu tấn gạo, đã đưa nước này này trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn trong năm 2017, với sản lượng nhập khẩu lên đến 1,5 triệu tấn. Ngoài ra dự trữ gạo của Chính phủ Philippines giảm thấp, buộc Chính phủ nước này phải tăng cường nhập khẩu gạo. cộng vào đó là thị trường gạo Châu Phi cũng khởi sắc trở lại, giúp thị trường gạo Việt Nam khởi sắc trở lại. Trong tháng 9/2017, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 516.000 tấn với trị giá đạt 236 triệu USD, nâng xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm lên 4,62 triệu tấn, đạt 2,04 tỷ USD, tăng 22% về khối lượng và 20,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Việt Nam đã xuất khẩu gạo tới 125 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc với 1,56 triệu tấn, tăng 32% so cùng kỳ năm ngoái và chiếm 38% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017. Đứng thứ hai là Philippines với 421,7 nghìn tấn, tăng gấp 2,1, lần so cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, lượng gạo xuất khẩu sang các nước Châu Phi và Irắc cũng tăng mạnh .

Hoạt động nhập khẩu gạo từ các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Trung Quốc, Philippines, Bangladesh..) đang có triển vọng tăng, do đó xuất khẩu gạo của nước ta được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong các tháng cuối năm nay và giá gạo cũng sẽ ổn định trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn đối với xuất khẩu gạo của ta trong thời gian tới là Thái Lan và Ấn Độ sẽ bước vào vụ thu hoạch mới, nguồn cung gia tăng sẽ tạo áp lực lên giá gạo và làm cho áp lực cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 9 ước đạt 750 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm lên 5,96 tỷ USD, tăng 19,2% so cùng kỳ năm 2016, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 55,6% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Xuất khẩu thủy sản cũng ghi nhận triển vọng tích cực trong những tháng cuối năm.

Mặt hàng rau quả cũng đạt mức tăng cao trong xuất khẩu, ước 9 tháng đạt 2,67 tỷ USD, tăng 45,6% so cùng kỳ năm trước. Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm 85,2% Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 8 tháng. Xuất khẩu rau quả cũng được dự báo tích cực trong những tháng cuối năm 2017 do nhu cầu thế giới đối với mặt hàng này tiếp tục tăng.

  Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường rất lớn, gần Việt Nam về mặt địa lý vì vậy rất thuận lợi cho việc xuất khầu nông sản của ta. Trong thời gian tới, thị trường Trung Quốc ngày càng phát triển và yêu cầu cao hơn với các biện pháp tăng rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu để đảm bảo những điều kiện kiềm soát của các nhà nhập khẩu.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Châu Âu cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá với kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD, tăng 13,2 % so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch cao nhất với 1,1, tỷ USD, tằng gần 18% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 17% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Đây là kết quả tương đối tích cực kể từ sau 2013 hàng nông sản Việt Nam bị hạn chế xuất khẩu vào thị trường này do bị phát hiện vi phạm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phầm. Tuy nhiên, nhóm doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trái cây tươi và gia vị đang bị xếp vào nhóm có nguy cơ vướng vào các hàng rào kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, để đàm bào sự ổn định, bền vững khi xuất khẩu vào thị trường EU, doanh nghiệp phải đàm bảo rau trồng trong nhà lưới, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận quốc tế và kiểm dịch thực vật. Đặc biệt EU khuyến cáo nên tuân thủ quy trình VietGAP để giảm thiểu nguy cơ rau, củ, quả, trái cây nhiễm bệnh dịch hại.

Trong khi đó, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2017 tăng chậm lại đáng kể khi hàng loạt các rào cản thương mại được dựng lên, gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2017, FDA đã có 32 lệnh cảnh báo đối với doanh nghiệp Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ do doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời, chưa thích ứng được với thay đổi chính sách nhập khẩu của Mỹ, ngoài ra vấn đề vệ sinh an toàn thực phầm cũng đang trở thành vấn đề nóng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Cụ thể là Chương trình giám sát thủy hải sản nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018, trong khi thời gian chuẩn bị không còn nhiều, và nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được quy định mới.

Trong các tháng cuối năm, mặc dù nông, lâm, thủy sản được xác định tiếp tục là một trong các mũi nhọn góp phần thúc đầy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2017, tuy nhiên để xuất khẩu nhóm hàng này tiếp tục duy trì tốc độ tăng trường khả quan, các cơ quan quản lý cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp dáp ứng các hàng rào về tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu, tận dụng lợi thế cam kết từ các hiệp định thương mại, đây nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục pháp lý mở cửa thỉ trường đối với các mặt hàng xuất khẩu, phối hợp tổ chức xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm để mở rộng hơn nữa các thị trường tiềm năng. Mặt khác, các doanh nghiệp cùng với các nhà sản xuất cần tập trung hơn nữa việc nâng cao chất lượng , gái trị xuất khẩu, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt nam thâm nhập vào các thị trường mới để giảm bốt rủi ro.      

(Trích đăng trong Thị Trường sản phẩm nông nghiệp số 10-11/2017)