Tình hình thị trường nội địa, xuất khẩu nông, thủy sản từ 1/9 đến 28/9/2018
Trong nửa cuối tháng 9, giá các mặt hàng nông, thủy sản tại thị trường trong nước tiếp tục giảm so với nửa đầu tháng 9/2018 do triển vọng nhu cầu tăng và sản xuất gặp khó khăn.

Tuy nhiên, trong 9 tháng qua, chỉ có 4 mặt hàng nông, lâm, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2017 là gạo tăng 22,1%, rau quả tăng 15,2%, thủy sản tăng 6,9%, gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 13,9%. Trong nhóm này, gạo là mặt hàng có sự bứt phá đáng chú ý nhất khi chỉ tăng 7,6% về lượng nhưng lại tăng tới 22,1% về kim ngạch so với cùng kỳ 2017. Không những thuận lợi về thị trường xuất khẩu, giá gạo của Việt Nam từ đầu 2018 đến nay cũng cao hơn các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ…do cơ cấu giống lúa gạo thời gian qua đã có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao, tạo động lực cho xuất khẩu khởi sắc. 

Gạo:

Tại khu vực ĐBSCL, giá lúa tăng từ 100 - 450đ /kg, dao động từ đạt 6,300 – 6.700 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm tăng 200 đ/kg đạt 9.100 đ/kg. So với cùng kỳ 2017, gạo cũng là mặt hàng tăng mạnh nhất trong nhóm hang nông lâm, thủy sản với tốc độ tăng trưởng từ 8-13%.

Giá chào bán gạo 5% tấm của Việt Namj trên thị trường quốc tế ổn định ở mức 400 – 404 USD/tấn

Giá gạo tăng do được hỗ trợ nhu cầu từ Philippines và các quốc gia khác. Ngày 24/9/2018, Philippines đã quyết định tăng cường nhập khẩu gạo trước cuối năm nay và quyết định mua 500.000 tấn gạo bổ sung. Trước đó, quốc gia này đã lên kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo thông qua một phiên đấu thầu mở. Irac cũng đã mua khoảng 60.000 tấn gạo từ Việt Nam trong một thỏa thuận trực tiếp mà không qua một phiên đầu thầu quốc tế. 

Mặc dù Trung Quốc vẫn giữ vị trí thứ nhất về thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam với 25% thị phần, tuy nhiên lượng gạo xuất khẩu trong 8 tháng qua đã giảm mạnh% so với cùng kỳ năm trước xuống 1,02 triệu tấn. Nguyên nhân là do các chính sách kiểm soát nhập khẩu gạo của Trung Quốc đã có sự thay đổi. Bên cạnh đó, từ 1/7/2018 Trung Quốc điều chỉnh thuế nhập khẩu gạo bao gồm cả gạo nếp lên 40-50% (trừ gạo tấm) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, Trung Quốc có nhu cầu nông sản cao trong khi hai nước có chung đường biên giới nên việc vận chuyển hang hóa thuận lợi, đặc biệt là các mặt hàng nông sản có tính thời vụ. Bên cạnh đó, các ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN cũng như các cam kết quốc tế khác của Trung Quốc đã và đang tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của Việt Nam thâm nhập, mở rộng thị phần tại thị trường này. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này còn bấp bênh. Xuất khẩu chủ yếu vẫn bằng đường tiêu ngạch nên không chú ý việc truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, vấn đề minh bạch, uy tín trong hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, nông sản Việt đang phải đối mặt với những quy định khắt khe về chất lượng, đồngt hời gặp sự cạnh tranh của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Campuchia. Hiện Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch thực vật, điều này sẽ khiến nông sản Việt chịu rào cản chất lượng cao hơn trước.

Thủy sản:

Giá thủy sản tại các thị trường trong nước tiếp tục giảm trong nửa cuối tháng 9/2018. Mặc dù giảm nhưng giá cá tra và tôm có triển vọng tăng trưởng trở lại trong thời gian tới bởi theo thường lệ cá tra bán sẽ tốt ở thời điểm cuối năm, như vậy giá cá tra sẽ khó có diễn biến bất lợi cho người nuôi.  Đặc biệt, việc Mỹ giảm thuế đối với tôm và cá tra của Việt Nam cũng tác động tích cực đến ngành thủy sản của nước ta trong thời gian tới.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, cùng với sự ổn định về nguồn nguyên liệu trong nước, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ được đà tăng trưởng với tổng kim ngạch ước đạt 6,38 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 24,1% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản. Trong đó, cá tra ước đạt 1,61 tỷ USD, tăng 24,6%.

Từ đầu tháng 9/2018 đến nay, hoạt động xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng mạnh trở lại nhờ việc Mỹ giảm thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiềm năng ngư Trung Quốc, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Nga, Đan Mạch… cũng tăng rất mạnh. Trong quý cuối năm 2018, thủy sản sẽ tiếp tục là ngành hang có nhiều triển vọng và có đóng góp quan trọng vào đà tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản.

Dự báo trong quý IV, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ cải thiện nhờ các yếu tố sau:

+ Thị trường thủy sản nguyên liệu trong nước phát triển đồng bộ cả về chất lượng cũng như quy mô, đáp ứng tốt cho hoạt động xuất khẩu.

+ Sở thích người tiêu dung thế giới cũng có sự thay đổi theo hướng chấp nhận thủy sản nuôi trồng an toàn và chất lượng cao.

+ Xuất khẩu tôm sẽ hồi phục trong những tháng tiếp theo do nhu cầu thị trường tăng trở lại.

+ Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra những cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam nếu có thể đảm bảo tốt về nguồn gốc xuất xứ.

Sau một thời gian phải nhường lại vị trí số 1 cho Trung Quốc, tháng 8/2018 Mỹ trở lại là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, đạt 14,1 nghìn tấn trị giá 65,5 triệu USD, tăng 5 % về lượng và tăng 4,1 % về trị giá so tháng 7/2018.

Trong tháng này xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ có khối lượng đạt cao thứ hai nhưng trị giá xuất khẩu đứng thứ nhất. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang trung Quốc đang trong xu hướng chậm lại, giảm 3% về lượng, tăng 2,7% về trị giá so với tháng 8/2017. Chính vì vậy, dù luôn gặp phải nhiều khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhưng các doanh nghiệp cá tra Việt Nam vẫn rất nổ lực trong việc giữ vững thị phần tại thị trường quan trọng này.

Rau quả:

Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2017. Với kết quả này, rau quả Việt Nam đã vượt qua gạo và đứng vị trí thứ ba trong danh sách các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu. Với đà tăng trưởng tương đối khả quan, dự báo trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 4 tỷ USD, nhất là từ nay đến cuối năm một loạt nhà máy chế biến rau quả công suất lớn được đưa vào danh sách vận hành.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành hang rau quả đang có dấu hiệu chậm lại. Doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với hang loại vấn đề về cạnh tranh thị trường, các biện pháp bảo hộ thong qua những rào cản kỹ thuật khắt khe hơn ở các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong các thàng cuối năm, xuất khẩu tau quả có thể sẽ gặp khó khăn do mùa mưa, sản lượng một số loại giảm.

Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cần phải nổ lực hơn nữa trong việc nắm thông tin thị trường, nâng cao chất lượng hang hóa xuất khẩu để có thể vượt qua những quy định, quy chuẩn khất khe từ phía đối tác. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo điều kiện cho ngành rau quả mở cửa nhiều thị trường mới, đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp giảm bớt lệ thuộc vào một thị trường. Các doanh nghiệp cần tăng cường các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi đảm bảo chất lượng rau quả phục vụ xuất khẩu, nhất là với việc thong tin, kiểm tra chất lượng của thị trường nhập khẩu.

 

      YN (Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Thông tin thị trường thùy sản  số 17, 18, tháng 9/2018 và kỳ 1, 2 tháng 9/2018 “– Cục Công nghiệp địa phương, Trung Tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)