Lớp tập huấn Xúc tiến thị trường Trung Quốc
Ngày 8/5/2019, tại Hội trường Khách sạn Helen Ngọc Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang phối hợp với Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức lớp tập huấn Xúc tiến thị trường Trung Quốc.

Responsive image
Hình ảnh tổng quang lớp tập huấn

Đến tham dự buổi tập huấn có ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang, Tiến sĩ Đào Việt Anh – Tham tán thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh – Trung Quốc. Cùng hơn 50 đại biểu đến từ các Sở, ngành của tỉnh, phòng kinh tế hạ tầng huyện, thị, thành, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội doanh nghiệp và tổ hợp tác sản xuất trên địa bàn tỉnh về tham gia lớp tập huấn.

Responsive image

Hình: Ông Nguyễn Hồng Quang – Phó Giám đốc TTXTTM&ĐT An Giang phát biểu khai mạc

Trung Quốc là thị trường lớn, với GDP đạt 13.6000 tỷ USD, 9.780 USD/người, tốc độ tăng trưởng 6,6%, kim nghạch xuất nhập khẩu đạt 4.620 tỷ USD tăng 12,6% (2018), trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 2.140 tỷ USD tăng 15,8% (2018). Nhiều năm qua, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã có những chính sách siết chặt việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu qua đường chính ngạch.

Tại lớp tập huấn, Tiến sĩ Đào Việt Anh đã thông tin tổng quan về thị trường Trung Quốc và thương mại Việt Nam – Trung Quốc; Tiềm năng thị trường Trung Quốc và định hướng xuất khẩu đối với một số sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam; Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Một số lưu ý khi giao dịch tại thị trường Trung Quốc. Trong đó, Tiến sĩ Đào Việt Anh nhấn mạnh tiềm năng của thị trường Trung Quốc đối với nông sản và thủy sản của Việt Nam là rất lớn, với tổng kim ngạch xuất  nhập khẩu nông sản năm 2018 là 216.8 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc đã cấp phép nhập khẩu đối với gạo; hoa quả (thanh long, dưa hấu, vải thiều, nhãn, xoài, chôm chôm, chuối, mít và măng cụt), thủy sản (tôm đông lạnh, cá tra, cá basa, cua, ghẹ, bạch tuột) của Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề trong giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc như:

Cần tìm hiểu về các quy định xuất nhập khẩu, nhất là sản phẩm thực phẩm, nông sản, thủy sản vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo.

Cần xác minh thực lực và uy tín của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Các kênh tìm kiếm đối tác đáng tin cậy như: hệ thống Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ và Văn phòng Xúc tiến Thương mại của Bộ Công thương tại Trung Quốc, cơ quan Thương vụ của Trung Quốc tại Việt Nam; các hoạt động giao thương, hội chợ, triển lãm do Bộ Công Thương, các cơ quan xúc tiến thương mại, cơ quan nahf nước phía Việt Nam và Trung Quốc tổ chức.

Mỗi giao dịch đều phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế với các điều khoản được thống nhất chặt chẽ và có tính ràng buộc cao.

Responsive image

Hình: Tiến sĩ Đào Việt Anh cung cấp những thông tin về thị trường Trung QuốcReply

 

Responsive image

Hình: Ông Trần Văn Lô Ba – Hợp tác xã Phú Thạnh tìm hiểu về chính sách nhập khẩu nếp vào thị trường Trung Quốc.

Ông Nguyễn Hồng Quang cho biết, triển khai xúc tiến thị trường Trung Quốc, tỉnh An Giang được lựa chọn là tỉnh đại diện Việt Nam tham gia gian hàng đẹp tại hội chợ Trung Quốc – ASEAN được tổ chức vào tháng 9/2019 tại thành phố Nam Ninh – Trung Quốc, với quy mô 5000 gian hàng của 2500 doanh nghiệp đến từ các nước ASEAN. Đây là cơ hội để doanh nghiệp An Giang giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội, tiếp cận và kết nối với thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN.

Diễm Phượng