Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thụ trường Trung Quốc trong 9 tháng năm 2017 là 5,61 tỷ USD, tăng 39,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 26,24% tỷ trọng trên tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này. Có thể nói, nhu cầu nhập khầu nông, thủy sản của Trung Quốc tăng là một trong những nguyên nhân chính làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam trong 9 tháng năm 2017.

Trong đó, hàng rau quà là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD, tăng 53,1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 76% tổng kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch gạo và thủy sản cũng tăng mạnh 31,1% và 65,*% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những tháng cuối năm, xuất khẩu hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi và duy trì tốc độ tăng trưởng cao do nhu cầu của Trung Quốc thường tăng cao vào các dịp Lễ Tết cuối năm. Mặt khác, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tích cực cũng góp phần làm tăng nhu cầu hàng hóa nói chung và hàng nông, thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cũng đi kèm với nỗi lo xuất khẩu nông sản của ta ngày càng bị phụ thuộc và thị trường này, mọi biến động thương mại nông sản của thị trường Trung Quốc dù lớn hay nhỏ cũng sẽ lập tức tác động đến ngành nông, thủy sản của nước ta.

Trong thực tế, mặc dù được xác định là thị trường tiêu thụ hàng nông, thủy sản lớn nhất nhưng hoạt động xuất khẩu hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Một số mặt hàng đã không ít lần rơi vào tình cảnh phía Trung Quốc đẩy mạnh mua vào nhưng sau đó đột ngột ngưng mua khiến nông sản Việt gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, xuất khảu hàng nông, thủy sàn của ta sang Trung Quốc vẫn chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, không có hợp đồng nên tình trạng hàng hóa tắc nghẽn tại các cửa khẩu vẫn thường xuyên xảy ra củng nhiều khó khăn khác do ảnh hưởng từ chính sách quản lý biên mậu của Trung Quốc.

Về trỉển vọng thị trường, nhập khẩu gạo của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu của người dân nước này thường tăng cao trong dịp lễ tết cuối năm và sản xuất lúa gạo của Trung Quốc giảm so với năm 2016, Bên cạnh đó, gạo Việt cũng đang được các đối tác Trung Quốc quan tâm và nhập khẩu nhiều hơn gấp 2-3 lần so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Về rau quả, mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng trưởng, nhưng nhiều loại trái cây vẫn chưa có thương hiệu ngay tại thị trường xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc. Cụ thể như kim ngạch xuất khẩu măng cụt của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt con số không đáng kể trong khi trái măng cụt Thái Lan chiếm đến 99,7% thị phần Trung Quốc.

  Mặt hàng thanh long của Việt Nam bị xảy ra hiện tượng đánh tráo thương hiệu, gắn nhãn của các nước khác như Campuchia, Thái lan, Trung Quốc rồi xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác, đây là bất lợi lớn đối với trái cây Việt Nam.

Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc ngày càng phát triển và có những đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng sản phẩm với các biện pháp tăng các rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam, chúng ta cần phải tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩmđể đảm bảo các yêu cầu kiểm soát của nhà nhập khẩu. Trước mắt cần đầy mạnh hơn nữa các đàm phán xuất khẩu chính ngạch, có những biện pháp hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm nông, thủy sản, tìm cách đưa hàng hóa  nông sản Việt vào đời sống tiêu dùng của người Trung Quốc và tăng cường đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khầu, kho ngoại quan….

Mặt khác, chúng ta cũng cần phải tìm kiếm thêm các thị trường mới để không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, đảm bảo xuất khẩu hàng hóa ổn định, bền vững và hiệu quả.

                (Trích đăng từ Thị trường sản phẩm nông nghiệp số 11 năm 2017 – Bộ Công Thương )