Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông. Thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018. tuy nhiên so với tốc độ tăng trưởng bình quân 32% trong năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã chậm lại đáng kể trong 5 tháng đầu năm nay.

Hiện nay Trung Quốc đang là thị trường tiêu th5u lớn nhất các mặt hàng nông, thùy sản của Việt Nam như: hàng rau quả tỷ trọng 74,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, gạo chiếm tỷ trọng 30%..

                Trong 5 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao 18,1%, đạt 1,24 tỷ USD. Ngoài ra, hàng thủy sản cũng tăng 18,7%... Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang thị trường này lại giảm cả lượng và trị giá, giảm 21,1% về lượng và 7,6% về trị giá.

                Trong những tháng còn lại của năm 2018, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có triển vọng tăng trưởng cao hơn nhờ chính sách mở cửa của thị trường này. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nước này đang chủ động tăng cường nhập khẩu, một mặt để thúc đẩy cân bằng cán cân thương mại với các đối tác, mặt khác nhằm đáp ứng nhu cầu tất yếu chất lượng cuộc sống cao của người dân Trung Quốc.

                Trong một diễn biến mới nhất, Chính phù Trung Quốc đã quyết định sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng kể từ 1/7/2018. Trong đó, các mặt hàng thủy sản  nuôi trồng và đánh bắt, các mặt hàng thực phẩm chế biến sẽ được giảm từ 15,2% xuống còn 6,9%. Điều này mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nói riêng và hàng nông, thủy sản nói chung của Việt nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới. Bên cạnh đó, theo chu kỳ hàng năm, nhập khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Trung Quốc thường tăng mạnh trong những tháng cuối năm nhằm phục vụ nhu cầu cao trong các ngày lễ tết. Mặc dù nhu cầu thị trường này vẫn ờ mức cao trong thời gian tới nhưng với những động thái siết chặt kiểm soát chất lượng hàng nông, thủy sản của Trung Quốc trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm nếu muôn phát triển bền vững tại thị trường này.

                Rau Quả: Do nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc và nhờ lợi thế về vị trí địa lý hàng năm, Việt Nam xuất khẩu lượng lớn trái cây, rau quả qua nước này, kim ngạch xuất khẩu rau trái của Việt Nam sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2018 đật 1,66 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tới 74,6% tổng kim ngạch. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là thanh long, dưa hấu, xoài.

                Mặc dù xuất khầu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng trong thời gian qua nhưng thị trường vẫn tiềm ẩn những rủi ro bởi nhiều mặt hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cũng được sản xuất và trồng tại nước này. Do đó, nếu không nắm bắt được thông tin thì Trung Quốc vào mùa thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của Việt Nam. Chẳng hạn, mùa thu hoạch dưa hấu của Trung Quốc thường vào khoảng tháng 5 – tháng 8, trong khi đó dưa hấu Việt Nam được thu hoạch từ tháng 11 – tháng 5 và khi trái vụ thì hoa quả Việt Nam rất có tiềm năng khai thác th5i trường Trung Quốc. Một nguyên nhân khác khiến hoa quả Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc  trong thời gian qua là do việc tạm nhập tái xuất hoa quả Thái Lan sau đó tái xuất sang thị trường Trung Quốc. Xu thế này bắt đầu từ 2014 và kéo dài đến nay.

                Thủy sản: Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam., tăng 47,5% trong 5 tháng đầu năm 2018, đạt 181, 05 triệu USD, chiếm gần 49% tổng kim ngạch nhập khẩu cá tra của Việt Nam.. Theo VASEP, Việt Nam hiện là nhà cung cấp lớn thứ 3 sản phẩm cá thịt trắng vào Trung Quốc, sau Nga và Na Uy.

Nhu cầu đối với cá thịt trắng tại Trung Quốc được dự báo tiếp tục tăng, do đó cá tra của Việt Nam còn nhiều tiềm năng xuất khẩu. Trong khi các thị trường truyền thống của Việt Nam là Mỹ và EU đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thuế chống bán phá giá và các rào cản kỹ thuật thì sự tăng trưởng mạnh ở thị trường Trung Quốc là một dấu hiệu tích cực. Nhu cầu cao cộng với việc giảm thuế nhập khẩu một số loại thủy sản từ 1/7/2018 Trung Quốc được đánh giá là thị trường xuất khẩu thủy sản có nhiều tiềm năng nhất trong thời gian tới.

                Gạo: Trong 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam có xu hướng giảm do dư cung và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường Trung Quốc. Tại thị trường trong nước, mặc dù mới bắt đầu bước vào thu hoạch Vụ Hè Thu, nông dân trồng nếp đã gặp khó khăn khi thị trường có ít đơn hàng cũng như những người mua tiềm năng.

Nguyên nhân khiến xuất khẩu gạo nếp sang thị trường Trung Quốc giảm là do tồn kho của Doanh nghiệp Trung Quốc hiện khá cáo nên xúc tiến xuất khẩu trực tiếp nsang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

                Trước đó, xuất khẩu nếp sang thị trường Trung Quốc đã tăng khá mạnh trong năm 2016 và năm 2017 khiến người dân mở rộng diện tích trồng nếp cho dù có những cảnh báo từ cơ quan chức năng. Việc xuất khẩu nếp phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc đang khiến cho xuất khẩu nếp của Việt Nam gặp nhiều khó khăn về đầu ra trong thời gian tới bởi đây không phải là mặt hàng gạo được nhiều thị trường quan tâm nhập khẩu.

                Ở chiều ngược lại, gạo thơm là mặt hàng được phía Trung Quốc quan tâm đẩy mạnh nhập khẩu từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay với khối lượng tăng 30,1% so với cùng kỳ 2017.

                Mặc dù xu hướng tiêu dùng gạo của Trung Quốc đang giảm dần, song trên thực tế ngành trồng lúa nước này cũng đang phải đối mặt với nhiều khgo1 khăn như ô nhiễm môi trường, thời tiết bất thương, dịch bệnh và diện tích đất nông nghiệp giảm sút. Mặt khác, nhu cầu gạo phẩm chất cao của người tiêu dùng Trung Quốc đang tăng nhanh mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đủ phân khúc thị trường này.

                Theo Hải quan Trung Quốc, 5 tháng đầu năm 2018, lượng gạo nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 1,6 triệu tấn, giảm 2,7% so với cùng kỳ 2017, trong khi đó theo báo cáo thàng 6 của USDA, nhập khẩu gạo của Trung Quốc niên vụ 2017/18 dự báo đạt 5,5,triệu tấn, tăng so với mứa 5,3 triệu tấn của niên vụ 2016/17.

                Nhu cầu ở mức cao trong khi nhập khẩu gạo của Trung Quốc lại đạt khá thấp từ đầu năm nay, điều này mở ra khả năng thị trường này sẽ đẫy mạnh hoạt động nhập khẩu gạo trong thời gian tới. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, do giá gạo của Việt Nam hiện đang ở mức khá cao so với các nhà cung cấp khác trong cùng khu vực nên sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường này.

              (Trích đăng từ : Thị Trường sản phẩm nông nghiệp và Bản tin thị trường nông, lâm, thùy sản  số 11/2018 và số tháng 5/2018 “– Cục Xuất Nhập khẩu, Cục Công Thương địa phương, Trung Tâ, Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương)