Hội thảo: Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ
Ngày 20/12/2018, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ” tại khách sạn Nesta Cần Thơ.

Responsive image
 

Hội thảo thu hút gần 70 đại biểu đại diện đại diện các sở, ban, ngành, viện trường, doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố.

Hội thảo tập trung vào những nội dung về vai trò liên kết nhà khoa học với doanh nghiệp, phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và đánh giá năng lực tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp; Thực trạng và giải pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ; Kinh nghiệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ; Phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm Khoa học Công nghệ; Giải pháp thúc đẩy kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ: từ góc nhìn kết nối cung cầu.

Thuyết trình về vai trò liên kết nhà khoa học với doanh nghiệp và phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học học và  đánh giá năng lực tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp. Ths. Lê Thị Khánh Vân – Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc trung tâm ứng dụng KH&CN và khởi nghiệp nêu ra vai trò của liên kết giữa viện – trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nan. Trong đó có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng của mỗi bên và đưa ra các giải pháp:

* Giải pháp gắn kết hiệu quả nhà khoa học với doanh nghiệp hai bên cùng đáp ứng những điều kiện sau:

- Trước hết bên cầu công nghệ phải là cầu thực sự. Doanh nghiệp xác định nếu không đổi mới công nghệ thì sẽ không thể tồn tại và nguy cơ phá sản cao. Lúc đó, nhu cầu đổi mới công nghệ là trọng yếu trong sự phát triển của đơn vị.

- Bên cung phải có tinh thần chuyển giao kết quả nghiên cứu KH&CN và coi việc chuyển giao này là tất yếu, sẽ đem lại tài chính để phục vụ nghiên cứu tiếp theo.

- Đặc biệt, cả hai bên phai điều hiểu đây là chuyển giao chất xám nên đây là mối quan hệ hợp tác, mất thiết, lâu dài có quan hệ tương hỗ. Không bên nào được cho mình là nhất và bên kia là nhì, mà phải là mối quan hệ cân bằng, đôi bên cùng có lợi thì mới chuyển giao thành công được.

* Giải pháp thúc đẩy gắn kết viện trường đại học và doanh nghiệp:

Phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp: cho phép viên chức khoa học, giảng viên các trường đại học làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao… thông qua các quỹ và chương trình; cần lấy tiêu chí ứng dụng là tiêu chí quan trọng nhất trong việc xét duyệt, nghiệm thu các công trình khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; đào tạo lại cho các nhân viên của doanh nghiệp; đưa các sinh viên thực tập nghiệp vụ tại các doanh nghiệp.

Ông Trần Giang Khuê, Cục Sở Hữu trí tuệ tại TP.HCM - Thuyết trình về phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm khoa học công nghệ

* Giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ:

- Ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH&CN: thành lập vườn ươm công nghệ qua đó sớm hình thành các doanh nghiệp KHCN để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.

- Phối hợp đầu tư công nghệ: Hình thành thêm các kênh tương tác giữa các viện - trường và doanh nghiệp theo cơ chế doanh nghiệp đầu tư hoặc mời các doanh nghiệp tham gia đầu tư đề phát triển ứng dụng công nghệ cao.

* Giải pháp thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu KH&CN cho doanh nghiệp:

- Tổ chức các hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ: tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học như diễn đàn kết nối nhà khoa học với doanh nghiệp, Techmart, TechDemo, triển lãm công nghệ…

- Kích cầu công nghệ nội sinh: tạo môi trường pháp lý và tài chính cho các doanh nghiệp mua công nghệ nội sinh sẽ được miễn thuế thu nhập và hỗ trợ 30% tổng kinh phí nhận chuyển giao công nghệ nội sinh.

Hội thảo đã chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp giúp đại biểu nắm rõ hơn về phương thức thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học cũng như đưa ra những giải pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm khoa học công nghệ được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

nt